Tại sao chúng ta cần phải sanh lại? Phần 1
Từ Gospel Translations Vietnamese
By John Piper
About Conversion
Part of the series You Must Be Born Again
Translation by Desiring God
Ê-phê-sô 2:1–10
Còn anh em đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình, 2 đều là những sự anh em xưa đã học đòi, theo thói quen đời nầy, vâng phục vua cầm quyền chốn không trung, tức là thần hiện đương hành động trong các con bạn nghịch. 3 Chúng ta hết thảy cũng đều ở trong số ấy, trước kia sống theo tư dục xác thịt mình, làm trọn các sự ham mê của xác thịt và ý tưởng chúng ta, tự nhiên làm con của sự thạnh nộ, cũng như mọi người khác. 4 Nhưng Đức Chúa Trời, là Đấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta, 5 nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Đấng Christ, ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu 6 và Ngài làm cho chúng ta đồng sống lại và đồng ngồi trong các nơi trên trời trong Đức Chúa Jêsus Christ, 7 hầu cho về đời sau tỏ ra sự giàu có vô hạn của ân điển Ngài, mà Ngài bởi lòng nhân từ đã dùng ra cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ. 8 Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. 9 Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình; 10 vì chúng ta là việc Ngài làm ra, đã được dựng nên trong Đức Chúa Jêsus Christ để làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo.
Một trong những quyển sách tuyệt nhất từng được viết về Đức Chúa Trời có tên là Học Viện của John Calvin, bắt đầu bằng những câu sau: "Hầu như tất cả những điều khôn ngoan mà chúng ta đang sở hữu, có thể nói là, chân thật và nghe rất khôn ngoan, gồm có hai phần: kiến thức về Đức Chúa Trời và về chúng ta". Điều chúng ta cần phải liên tục ghi nhớ mỗi ngày đó là không phải kiến thức về Đức Chúa Trời là quá khó để có thể hiểu và nắm bắt - chỉ là vấn đề có rõ ràng hay không thôi - nhưng kiến thức về con người chúng ta lại rất khó để có thể hiểu và nắm bắt. Thật vậy, đầu tiên là có thể quá khó, bởi vì một nhận thức đúng về con người chúng ta cho thấy một nhận thức đúng về Đức Chúa Trời, điều thứ hai là bởi vì chúng ta thường có xu hướng nghĩ rằng chúng ta hiểu quá rõ về bản thân mình, trong khi thật ra tình trạng sâu kín của chúng ta vượt quá lượng kiến thức không hề có được sự giúp đỡ từ Đức Chúa Trời của chúng ta.
Ai có thể biết được lòng loài người?
Tiên tri Giê-re-mi ký thuật rằng: "Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa: ai có thể biết được?" (Giê-rê-mi 17:9). Vua Đa-vít nói trong Thi Thiên 19:12 rằng: "Ai biết được các sự sai lầm mình? Xin Chúa tha các lỗi tôi không biết". Nói cách khác, chúng ta không bao giờ thấy được tội lỗi sâu thẳm của loài người chúng ta. Nếu sự tha thứ của chúng ta tùy thuộc vào những kiến thức đầy đủ về tội lỗi, thì tất cả chúng ta sẽ hư mất. Không một ai có thể biết được tội lỗi của mình nhiều như thế nào. Nó tồn tại sâu hơn bất kỳ ai có thể biết được.
Nhưng Kinh Thánh không bỏ mặc chúng ta mà ngược lại giúp cho chúng ta biết về con người như thế nào. Thực tế là chúng ta không thể biết được trọn vẹn loài người chúng ta tội lỗi như thế nào, không có nghĩa là chúng ta không thể biết được tội lỗi của chúng ta sâu kín như thế nào. Kinh Thánh có một thông điệp rất rõ ràng và ấn tượng về tình trạng linh hồn của chính chúng ta. Và lý do Kinh Thánh có điều nầy ấy là để chúng ta biết được điều chúng ta cần và lớn tiếng vui mừng khi Đức Chúa Trời ban điều đó cho chúng ta.
Tại sao chúng ta cần phải sanh lại?
Chúng ta đang học loạt bài học về sự tái sanh. Chúng ta đã nghe thấy Chúa Jêsus phán trong Giăng 3:7 rằng: "Các ngươi phải sanh lại". Và trong Giăng 3:3 rằng: "nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời". Nói một cách khác, được tái sanh là vấn đề nghiêm trọng vô cùng. Thiên đàng và địa ngục dường như được treo lơ lững không thể phân biệt được. Chúng ta sẽ không thể nhìn thấy nước Đức Chúa Trời trừ khi chúng ta được tái sanh. Vì thế câu hỏi ngày hôm nay đó là Tại sao? Tại sao điều nầy lại cần thiết đến như vậy? Tại sao không có phương án nào khác, giống như biến thành một chiếc lá mới hay phát triển về mặt đạo đức hay giống như tự kỷ luật sao? Tại sao phải là sự tái sanh hay sanh lại đầy siêu nhiên, mang tính thuộc linh và cấp tiến nầy? Đó là loại câu hỏi chúng ta cần phải hết sức nổ lực để trả lời trong ngày hôm nay cũng như một tuần sắp tới.
Tình trạng được chẩn đoán: Chúng ta đã chết
Phân đoạn Kinh Thánh tiếp theo mà chúng ta cần phải trải qua trong giai đoạn đầu nầy là thư tín Ê-phê-sô 2. Hai lần trong câu 1 và câu 5, sứ đồ Phao-lô nói rằng chúng ta đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình. Câu 1: "Còn anh em đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình" câu 4-5 nói rằng: "Nhưng Đức Chúa Trời, là Đấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta, nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Đấng Christ - ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu". Vậy, sứ đồ Phao-lô nói đến hai lần rằng chúng ta đã "chết".
Phương pháp chữa trị: "Đức Chúa Trời làm cho chúng ta sống lại"
Và liệu pháp chữa trị cho tình trạng nầy nằm ở trong câu 5 chép rằng: "Ngài làm cho chúng ta sống". Quý vị sẽ không bao giờ kinh nghiệm được tình yêu trọn vẹn tuyệt vời của Đức Chúa Trời dành cho quý vị đâu nếu như quý vị không nhìn thấy tình yêu của Ngài dành cho chúng ta là kẻ đang ở trong tình trạng đã chết. Bởi vì câu 4 nói rằng tình yêu lớn Ngài đem mà yêu chúng ta được tỏ ra cách chắc chắn trong điều nầy: đó là chúng được sống đang khi đã chết. "Nhưng Đức Chúa Trời, là Đấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta, nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Đấng Christ". Vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài dành cho chúng ta, nên Ngài khiến chúng ta được sống. Nếu quý vị không nhận thức được tình trạng đã chết của mình, thì quý vị sẽ không thể biết được tình yêu trọn vẹn của Đức Chúa Trời.
Tôi thấy sự mầu nhiệm trong điều "Ngài làm cho chúng ta sống" gần như tương đương với điều Chúa Jêsus đề cập về sự tái sanh. Khi chúng ta không có sự sống thuộc linh, Đức Chúa Trời vực chúng ta dậy khỏi tình trạng thuộc linh đã chết. Và giờ đây chúng ta được sống. Điều nầy giống như những điều Chúa Jêsus phán rằng chúng ta phải được sanh lại bởi Thánh Linh (Giăng 3:5) và "Ấy là thần linh làm cho sống" (Giăng 6:63).
Giao ước mới về tình yêu thương
Vì thế chúng ta có thể nói rằng sự sanh lại, sự tái sanh, công tác làm cho sống lại, được bắt nguồn từ Đấng giàu lòng thương xót và vì cớ lòng yêu thương lớn của Ngài. "Nhưng Đức Chúa Trời, là Đấng (1) giàu lòng thương xót, (2) vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta, nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Đấng Christ". Đây là giao ước mới về tình yêu thương. Đây là tình yêu mà Đức Chúa Trời muốn dành cho nàng dâu của Ngài. Ngài tìm thấy cô dâu của Ngài đã chết (Ê-xê-chi-ên 16:4-8), và Ngài đã ban Con một của Ngài để chịu chết thay cho cô dâu của Ngài, rồi khiến cô dâu được sống lại. Và chính Ngài giữ nàng dâu đó bên cạnh đến đời đời. "Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta" (Giăng 10:28).
Tại sao sự tái sanh lại cần thiết
Do đó, câu hỏi là: Sự đã chết nầy có ý nghĩa gì? Có ít nhất mười câu trả lời trong Tân Ước. Nếu chúng ta xem xét cách hết lòng và dốc đổ trong sự cầu nguyện thì những câu trả lời đó sẽ giúp chúng ta biết hạ mình một cách sâu sắc và khiến chúng ta kinh ngạc trước món quà về sự tái sanh. Vì thế, điều tôi đang hướng đến đó là chia sẻ với quý vị bảy trong số mười điều đó và ba điều trong số đó chúng ta sẽ đề cập với câu hỏi khó hơn: Chúng ta có thực sự muốn được biến đổi hay không? Chúng ta không thể sống để được tha thứ và được xưng công bình thôi hay sao? Điều nầy có giúp chúng ta được lên thiên đàng không? Nhưng đây là những câu hỏi mà chúng ta sẽ đề cập trong lần tới.
Ở đây có bảy lời giải thích từ Kinh Thánh về tình trạng thiếu vắng sự tái sanh và tại sao điều đó lại là cần thiết.
1. Không có sự tái sanh, chúng ta chết trong lầm lỗi và tội ác mình (Ê-phê-sô 2:1-2).
Sự chết bao hàm việc không có sự sống. Không chỉ về phương diện thể chất hay đạo đức. Câu 1: Chúng ta "sống" và "làm theo" đời nầy. Câu 2: Chúng ta có "những khao khát" xác thịt và chúng ta chất chứa "những ước muốn của thân xác và tâm trí". Vì thế chúng ta đã chết trong một ý thức đó là chúng ta không thể phạm tội. Chúng ta đã chết mà không thể nhìn thấy hay cảm nhận sự vinh hiển của Đấng Christ. Chúng ta đã chết về phương diện thuộc linh. Chúng ta thờ ơ với Đức Chúa Trời, với Đấng Christ cũng như đối với thế gian nầy. Hãy xem xét thử tình trạng nầy trong chín điều còn lại trước khi có sự tái sanh xảy ra.
2. Không có sự tái sanh, chúng ta tự nhiên làm con của sự thạnh nộ (Ê-phê-sô 2:3).
Câu 3: "Chúng ta tự nhiên làm con của sự thạnh nộ, cũng như mọi người khác". Câu Kinh Thánh nầy nói rất rõ ràng rằng vấn đề của chúng ta không chỉ ở những việc chúng ta làm mà bởi chính con người tội lỗi đã sẵn có trong chúng ta. Không có sự tái sanh, tôi là vấn đề của chính tôi. Quý vị không phải là nan đề cho cá nhân tôi. Cha mẹ của tôi không phải là nan đề cho tôi. Kẻ thù của tôi không phải là nan đề cho tôi. Chính cá nhân tôi mới là nan đề. Không phải bởi những việc tôi làm, cũng chẳng bởi hoàn cảnh hay những người đang sống quanh tôi, nhưng bản chất của tôi chính là nan đề cá nhân nghiêm trọng nhất của tôi.
Ngay từ lúc ban đầu tôi không hề có được bản chất tốt lành và vì thế tôi làm nhiều điều ác và hình thành trong mình bản tánh gian ác. "Kìa tôi sanh ra trong sự gian ác, mẹ tôi đã hoài thai tôi trong tội lỗi" (Thi Thiên 51:5). Đây là tôi. Bản chất của tôi là xác thịt và rất giỏi trong việc tự làm ra mình trở thành nan đề. Và nếu phản ứng đầu tiên của quý vị trước điều nầy là con người là như thế mà, thì quý vị có lẽ hoàn toàn mù lòa trước sự giả dối trong lòng quý vị.
Sứ đồ Phao-lô mô tả bản tánh tự nhiên của chúng ta trước khi được tái sanh như "con cái của sự thạnh nộ". Nói cách khác, cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời là dành cho chúng ta giống như cha mẹ là dành cho con cái vậy. Bản tánh tự nhiên của chúng ta là nổi loạn, ích kỷ và chai lì trước sự oai nghi của Đức Chúa Trời đến nỗi cơn giận của Ngài, theo một cách rất tự nhiên nào đó, đổ xuống trên chúng ta.
3. Không có sự tái sanh, chúng ta yêu mến sự tối tăm và ghét sự sáng (Giăng 3:19-20).
Vả, sự đoán xét là như vầy: Sự sáng đã đến thế gian, mà người ta ưa sự tối tăm hơn sự sáng, vì việc làm của họ là xấu xa. Bởi vì phàm ai làm ác thì ghét sự sáng và không đến cùng sự sáng, e rằng công việc của mình phải trách móc chăng. (Giăng 3:19-20)
Chúa Jêsus phán những lời cho thấy bản tánh tự nhiên của chúng ta khi không có sự tái sanh. Chúng ta không hề có sự trung lập khi ánh sáng thuộc linh xảy đến. Chúng ta khước từ. Và chúng ta cũng chẳng hề cho thấy sự trung lập khi sự tối tăm thuộc linh bao trùm lấy đời sống chúng ta. Nhưng chúng ta lại tríu mến điều nầy hơn. Tình yêu và sự ganh ghét đều xảy ra trong tấm lòng chưa được tái sanh. Cách chúng cư xử hoàn toàn không đúng - ghét điều nên tríu mến và yêu điều đáng phải ghét bỏ.
4. Không có sự tái sanh, tấm lòng của chúng ta cứng cỏi như đá (Ê-xê-chi-ên 36:26; Ê-phê-sô 4:18).
Chúng ta đã nhìn thấy phân đoạn Kinh Thánh trong sách Ê-xê-chi-ên 36:26 nầy ở bài học trước, Đức Chúa Trời phán rằng: "Ta sẽ cất lòng bằng đá khỏi thịt các ngươi, và ban cho các ngươi lòng bằng thịt". Trong Ê-phê-sô 4:18, sứ đồ Phao-lô chỉ cho chúng ta thấy tình trạng của chúng ta từ trong sự tối tăm, chúng ta bắt đầu xa lánh, dẫn đến sự ngu muội rồi tấm lòng chúng ta trở nên cứng cỏi. "Bởi sự ngu muội ở trong họ, và vì lòng họ cứng cỏi nên trí khôn tối tăm, xa cách sự sống của Đức Chúa Trời". Vấn đề của chúng ta không hoàn toàn là sự khước từ. Còn có những điều sâu thẳm hơn: "Bởi sự ngu muội ở trong họ, và vì lòng họ cứng cỏi". Sự ngu muội của chúng ta là sự ngu muội của tội lỗi, không phải ngu muội vì chúng ta không biết gì. Điều nầy đâm sâu vào tấm lòng cứng cỏi của chúng ta. Phao-lô nói trong Rô-ma 1:18 rằng chúng ta bắt hiếp lẽ thật trong sự không công bình. Sự ngu muội không phải là nan đề lớn nhất của chúng ta. Sự cứng cỏi và chống cự mới là vấn đề cốt lõi.
5. Không có sự tái sanh, chúng ta không thể đầu phục Đức Chúa Trời và làm vui lòng Ngài (Rô-ma 8:7-8).
Trong Rô-ma 8:7, sứ đồ Phao-lô nói rằng: "Vì sự chăm về xác thịt [nghĩa là: tâm trí xác thịt] nghịch với Đức Chúa Trời, bởi nó không phục dưới luật pháp Đức Chúa Trời, lại cũng không thể phục được. Vả, những kẻ sống theo xác thịt, thì không thể đẹp lòng Đức Chúa Trời". Chúng ta có thể nói rằng từ câu Kinh Thánh tiếp theo, điều Phao-lô muốn nói là "tâm trí xác thịt" và "sống theo xác thịt". Ông nói trong câu 9 rằng: "Về phần anh em, nếu thật quả Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong mình, thì không sống theo xác thịt đâu". Nói cách khác, ông đang dùng sự tương phản đối lập giữa những người được tái sanh và có Thánh Linh với những kẻ chưa được tái sanh và bởi đó không có Thánh Linh mà chỉ sống trong xác thịt. Hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt; hễ chi sanh bởi Thánh Linh là thần (Giăng 3:6).
Ý của ông đó là nếu chúng ta không có Đức Thánh Linh, thì tâm trí của chúng ta từ chối sự tể trị của Đức Chúa Trời đến nỗi chúng ta sẽ không và không thể đầu phục Ngài. "Vì sự chăm về xác thịt nghịch với Đức Chúa Trời, bởi nó không phục dưới luật pháp Đức Chúa Trời, lại cũng không thể phục được". Và nếu chúng ta không phục Ngài thì chúng ta không thể làm vui lòng Ngài được. "Vả, những kẻ sống theo xác thịt, thì không thể đẹp lòng Đức Chúa Trời". Đó là thể nào chúng ta đã chết, sống trong tối tăm và cứng lòng đối với Đức Chúa Trời cho đến khi Ngài khiến chún ta được tái sanh.
6. Không có sự tái sanh, chúng ta không thể tiếp nhận Phúc m (Ê-phê-sô 4:18; I Cô-rinh-tô 2:14).
Trong I Cô-rinh-tô 2:14, sứ đồ Phao-lô cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về sự tối tăm và cứng lòng trước những điều chúng ta không thể thực hiện. Ông nói rằng: "Vả, người có tánh xác thịt [tức là: người chưa được tái sanh] không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời; bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự rồ dại, và không có thể hiểu được, vì phải xem xét cách thiêng liêng". Vấn đề không phải những sự thuộc về Đức Chúa Trời cao quá lẽ hiểu biết của chúng ta. Mà vấn đề đó là chúng ta coi sự ấy như là sự rồ dại. "Vả, người có tánh xác thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời, bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự rồ dại". Thực tế, họ hoàn toàn ngu muội về Đức Chúa Trời đến nỗi không thể hiểu được.
Xin ghi nhớ đây là điều "không thể" liên quan đến nhân cách, không phải một hình thức vật lý "không thể" nào đâu. Khi sứ đồ Phao-lô nói rằng: "Vả, người có tánh xác thịt...không có thể hiểu được", ông muốn nói rằng tấm lòng từ chối tiếp nhận những sự thuộc về Đức Chúa Trời đến nỗi tâm trí biện hộ cho những phản ứng nổi loạn trong tấm lòng của chúng ta bằng cách xem những điều đó là sự rồ dại. Nhưng đây không phải là tình trạng bị bị ép buộc. Người có tánh xác thịt không thể phục<em> bởi vì họ <em>lại cũng không thể phục. Sự ưa thích tội lỗi trong người có tánh xác thịt mạnh mẽ đến nỗi họ không thể chọn làm điều tốt lành được. Đây thực sự là tình trạng bị nô lệ rất tồi tệ. Nhưng không phải là tình trạng bị bắt ép làm nô lệ.</em></em>
7. Không có sự tái sanh, chúng ta không thể đến gần Đấng Christ và cũng không thể tôn Ngài là Chúa của chúng ta (Giăng 6:44, 65; I Cô-rinh-tô 12:3).
Trong I Cô-rinh-tô 12:3, sứ đồ Phao-lô công bố rằng: "Nếu không cảm Đức Thánh Linh, cũng chẳng ai xưng Đức Chúa Jêsus là Chúa". Ông không đề cập đến những diễn viên trên sâu khấu và cũng chẳng nói đến những kẻ giả hình trong hội thánh không thể xưng "Chúa Jêsus là Chúa" mà không cần cảm Đức Thánh Linh. Ông nói rằng không người nào có thể nói được như vậy nếu không có sự tái sanh của Đức Thánh Linh. Những tấm lòng đã chết, tối tăm, cứng cỏi, khước từ, không có sự tái sanh không thể có được niềm vui tôn cao Chúa Jêsus là Chúa trên đời sống họ.
Ngay cả, Chúa J ê sus phán ba lầ trong Giăng 6 rằng nếu Cha không kéo đến thì không ai được đến cùng Chúa Jêsus. Và khi sự thôi thúc đó đem một người bước vào sự thông công với Chúa Jêsus, chúng ta gọi là sự tái sanh. Câu 37: "Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta". Câu 44 chép rằng: "Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng ta". Câu 65 chép rằng: "nếu Cha chẳng cho, thì chẳng ai tới cùng ta được". Tất cả những sự kéo, cho là công tác của Đức Chúa Trời được thực hiện trong sự tái sanh. Không có những công tác nầy chúng ta không thể đến cùng Đấng Christ được, bởi vì chúng ta không hề muốn đến cùng Ngài. Đây là điều cần phải được biến đổi trong sự tái sanh.
Một sự đáp ứng cách cá nhân và cấp bách
Vẫn còn rất nhiều điều cần phải nghĩ đến tại sự tái sanh là cần thiết, nhưng đó là những điều tôi muốn chia sẻ trong bài học nầy. Chúng ta sẽ kết luận lại mọi vấn đề trong bài học nầy bằng việc quay trở lại với những lẽ thật đầy hy vọng đáng kinh ngạc trong Ê-phê-sô 2:4-5 chép rằng: "Nhưng Đức Chúa Trời, là Đấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta, nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Đấng Christ - ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu".
Có hai hướng để đáp ứng với lẽ thật nầy: Một là thiêng về lý thuyết và không mang tính cá nhân; hai là đáp ứng cách cá nhân và mang tính cấp bách. Một người nói rằng: "Làm thế nào được thế nầy thế kia? Người khác lại nói: Đức Chúa Trời đã cho phép tôi có mặt ngày hôm nay. Ngài phán những lời nầy trong Kinh Thánh là dành cho tôi. Sự thương xót, tình yêu và ân điển của Ngài dường như rất cần thiết và tuyệt vời dành cho tôi hôm nay. Đức Chúa Trời ôi, hôm nay, con đầu phục trước ân điển kỳ diệu của Ngài đã cho phép con, vực con dậy, khiến con trở nên mềm mại và giải phóng con. Cảm tạ Đức Chúa Trời vì sự thương xót rời rộng, tình yêu lớn lao và ân điển quyền năng của Ngài.