Qua việc thanh tẩy của sự tái sanh
Từ Gospel Translations Vietnamese
By John Piper
About Conversion
Part of the series 2005 Bethlehem Conference for Pastors
Translation by Desiring God
Hãy nhắc lại cho các tín đồ phải vâng phục những bậc cầm quyền chấp chánh, phải vâng lời các bậc ấy, sẵn sàng làm mọi việc lành, 2 chớ nói xấu ai, chớ tranh cạnh, hãy dung thứ, đối với mọi người tỏ ra một cách mềm mại trọn vẹn. 3 Vì chưng chúng ta ngày trước cũng ngu muội, bội nghịch, bị lừa dối, bị đủ thứ tình dục dâm dật sai khiến, sống trong sự hung ác tham lam, đáng bị người ta ghét và tự chúng ta cũng ghét lẫn nhau. 4 Nhưng từ khi lòng nhân từ của Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta, và tình thương yêu của Ngài đối với mọi người ta đã được bày ra, thì Ngài cứu chúng ta, 5 không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài, bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh 6 mà Ngài đã rải ra trên chúng ta cách dư dật bởi Đức Chúa Jêsus Christ, Cứu Chúa chúng ta; 7 hầu cho chúng ta nhờ ơn Ngài được xưng công bình, trở nên con kế tự của Ngài trong sự trông cậy của sự sống đời đời. 8 Lời nầy là chắc chắn, ta muốn con nói quyết sự đó, hầu cho những kẻ đã tin Đức Chúa Trời lo chăm chỉ làm việc lành: đó là điều tốt lành và có ích cho mọi người.
Hãy để ý từ sự lại sanh trong câu 5 như sau: "thì Ngài [đó là Đức Chúa Trời] cứu chúng ta, không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài, bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh". Sự lại sanh là một cách nói khác về sự tái sanh hay sự sanh lại lần thứ hai hay được sanh lại. Vì thế đây là điều chúng ta tập trung thêm lần nữa trong ngày hôm nay. Sự tái sanh. Hay: sự sanh lại.
Chúng ta đã nói về sự tái sanh là gì rồi. Và chúng ta cũng nói về lý do vì sao sự tái sanh là cần thiết. Trong sứ điệp cuối cùng của loạt bài nầy, chúng ta đã nói việc nầy xảy ra như thế nào. Hôm nay, chúng ta tiếp tục với câu hỏi: Đức Chúa Trời khiến sự tái sanh xảy ra như thế nào? Nhưng trước tiên, hôm nay chúng ta có rất nhiều dấu hiệu mới rất quan trọng về sự tái sanh là gì và tại sao chúng ta cần điều nầy. Hãy cùng xem xét đến từng khía cạnh một.
Những dấu hiệu mới về sự tái sanh
Hãy xem xét một dấu hiệu không bình thường về sự tái sanh là gì. Từ sự lại sanh được nhắc đến trong câu 5: ("[Đức Chúa Trời] cứu chúng ta...bởi sự rửa về sự lại sanh" [palingenesias trong tiếng Hy-lạp]) được sử dụng chỉ duy nhất ở một chỗ khác trong cả Kinh Thánh, được nhắc đến trong Ma-thi-ơ 19:28. Chúa Jêsus phán cùng mười hai sứ đồ: "Quả thật, ta nói cùng các ngươi, đến kỳ muôn vật đổi mới (một cách diễn dịch không rõ ràng lắm về "đến kỳ sự lại sanh" [tiếng Hy-lạp en te palingenesia]), là khi Con người sẽ ngự trên ngôi vinh hiển của Ngài, thì các ngươi là kẻ đã theo ta, cũng sẽ ngồi trên mười hai ngôi, mà xét đoán mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên". Đây là một sự ám chỉ đến việc đổi mới của sự sáng tạo. Giống như nói rằng: "trời mới và đất mới" mà tiên tri Ê-sai đã nói trước trong Ê-sai 65:17 và 66:22.
1) Sự sanh lại của muôn vật
Chúa Jêsus phán về sự tái sanh giống như một sự kiện sẽ xảy đến cho hầu hất muôn vật, không chỉ ám chỉ đến loài người. Con người không chỉ là loài thọ tạo bị sa ngã, ô uế và nổi loạn. Mà đó là muôn vật. Tại sao lại như vậy? Câu trả lời đó là, khi con người phạm tội ngay từ buổi sáng thế, Đức Chúa Trời đã khiến muôn vật bày ra trước mắt những điều kinh khủng về tội lỗi. Bệnh tật, tình trạng suy đồi, những thảm họa thiên nhiên - tất cả đều là những thứ có thể nhìn thấy được, nghe thấy được, những sự tổn thương về mặt đạo đức là những cảnh tượng thật đến nỗi có thể rờ đụng được, đó là tội lỗi đã bước vào thế gian và lan tràn khắp thế giới.
Phân đoạn Kinh thánh quan trọng nhất có đề cấp vấn đề nầy ở trong Rô-ma 8:20-23. Và đây cũng là câu Kinh Thánh quan trọng trong bài giảng ngày hôm nay, bởi vì nó khẳng định và làm rõ những điều Chúa Jêsus đã phán về muôn vật được "đổi mới" - tức là "sự lại sanh".
Vì muôn vật [Nghĩa là tất cả! Không chỉ con người] đã bị bắt phục sự hư không, chẳng phải tự ý mình, bèn là bởi cớ Đấng bắt phụ [tức là Đức Chúa Trời, chỉ có Ngài mới có thể bắt phục muôn vật để trông cậy nơi sự hư không]. Muôn vật mong rằng mình cũng sẽ được giải cứu khỏi làm tôi sự hư nát, đặng dự phần trong sự tự do vinh hiển của con cái Đức Chúa Trời. [Sẽ có một sự đổi mới rất lớn và ngày đó sẽ đến hầu cho muôn vật đồng dự với con cái của Đức Chúa Trời trong sự đổi mới đầy vinh hiển của họ]. Vì chúng ta biết rằng muôn vật đều than thở và chịu khó nhọc cho đến ngày nay; [Có một hình ảnh về sự tái sanh, giống như Chúa Jêsus đã phán vậy] không những muôn vật thôi, lại chúng ta, là kẻ có trái đầu mùa của Đức Thánh Linh, cũng than thở trong lòng, đang khi trông đợi sự làm con nuôi, tức là sự cứu chuộc thân thể chúng ta vậy.
Vậy, nếu chúng ta đặt những điều nầy lại với nhau, thì hình ảnh đó sẽ như thế nầy: Mục đích của Đức Chúa Trời đó là toàn bộ muôn vật đều được tái sanh. Tức là, cả cõi vũ trụ sẽ thay thế sự hư không, sự hư nát, bệnh tật, sự suy đồi và những tai họa với một trật tự hoàn toàn mới - một trời mới và đất mới. Điều nầy sẽ là sự lại sanh rất lớn mang tính toàn cõi vũ trụ. Sự tái sanh cả cõi vũ trụ vĩ đại.
Khi sứ đồ Phao-lô sử dụng từ nầy trong Tít 3:5, ông muốn chúng ta nhìn thấy rằng sự tái sanh của chúng ta là một phần trong đó. Sự đổi mới mà chúng ta có được bởi những đức tính trong sự tái sanh hiện bây giờ là những trái đầu mùa của sự đổi mới vĩ đại mà chúng ta sẽ có được khi thân thể của chúng ta được biến đổi trong sự đổi mới của cả cõi vũ trụ nầy. Sứ đồ Phao-lô nói trong Rô-ma 8:23 rằng: "chúng ta, là kẻ có trái đầu mùa của Đức Thánh Linh [bởi vì chúng ta được tái sanh bởi Thánh Linh], cũng than thở trong lòng, đang khi trông đợi sự làm con nuôi, tức là sự cứu chuộc thân thể chúng ta vậy".
Vì thế khi quý vị suy nghĩ về sự tái sanh của mình, hãy suy nghĩ đó là những điều trước tiên cần được cài đặt của những sự đang xảy đến. Thân thể của quý vị và muôn vật sẽ có một ngày được dự phần trong sự lại sanh. Mục đích cuối cùng của Đức Chúa Trời không phải là linh hồn được đổi mới chỉ về phương diện thuộc linh đang tồn tại bên trong những thân thể ngày càng già yếu sống giữa một thế giới bị tàn phá bởi bệnh tật và những tai họa đâu. Mục đích của Ngài là một thế giới được đổi mới với những thân thể và những linh hồn đều được biến đổi khiến ý thức của chúng ta cũng được đổi mới và làm cho tất cả những điều đó trở thành những phương tiện để vui hưởng và ngợi khen Đức Chúa Trời.
Khi quý vị nghe thấy từ lại sanh trong Tít 3:5, quý vị có nhận thấy nó khá vĩ đại không. "không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài [Đức Chúa Trời], bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh". Khi ông nói đến câu 7 mục tiêu của sự lại sanh đó là: "hầu cho chúng ta nhờ ơn Ngài được xưng công bình, trở nên con kế tự của Ngài trong sự trông cậy của sự sống đời đời", ông muốn nói rằng con kế tự của Ngài trong mọi sự bao gồm cả sự sống đời đời - trời mới, đất mới, thân thể mới, mối quan hệ thân mật mới, khung cảnh mới mẻ không có tội lỗi là những điều tốt đẹp và rực rỡ, và những khả năng tiếp nhận mới để niềm vui nơi Đức Chúa Trời sẽ làm bùng nổ tất cả những điều quý vị có thể ao ước.
Đo là dấu hiệu đặc biệt của sự lại sanh: Đó là sự phải đến trước tiên cho sự cuối cùng, sự tái sanh toàn cầu dành cho cả cõi vụ trụ.
2) Tại sao chúng ta cần sự lại sanh như vậy
Sau đây, có một dấu hiệu rõ ràng hơn tại sao chúng ta cần sự lại sanh nầy. Dấu hiệu nầy được tìm thấy trong câu 3: "Vì chưng chúng ta ngày trước cũng ngu muội, bội nghịch, bị lừa dối, bị đủ thứ tình dục dâm dật sai khiến, sống trong sự hung ác tham lam, đáng bị người ta ghét và tự chúng ta cũng ghét lẫn nhau". Điều nầy không phản ánh thực chất của sự sáng tạo. Mà đây chính là tấm lòng của con người. Đó là bản tánh đạo đức xấu xa, không phải thân xác vật lý xấu xa. Sự ngu muội. Bội nghịch. Bị lừa dối. Bị đủ thứ tình dục dâm dật sai khiến. Sống trong sự hung ác tham lam. Đáng bị người ta ghét và tự chúng ta cũng ghét lẫn nhau. Tất cả chúng ta, ai cũng rơi vào một trong những tình trạng nầy.
Lý do chúng ta cần có sự lại sanh đó là vì Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ chào đón những tấm lòng như vậy vào trong sự sáng tạo lần thứ hai của Ngài. Như Chúa Jêsus đã phán rằng: nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời (Giăng 3:3). Đây là lý do tại sao tất cả chúng ta cần phải được tái sanh.
Ý nghĩa của ân điển: nhưng Đức Chúa Trời...
Sau đây chúng ta sẽ tiếp đến những câu Kinh Thánh quý báu nhất trong Kinh Thánh (câu 4): "Nhưng...Đức Chúa Trời". chúng ta ngày trước cũng ngu muội, bội nghịch, bị lừa dối, bị đủ thứ tình dục dâm dật sai khiến, sống trong sự hung ác tham lam, đáng bị người ta ghét và tự chúng ta cũng ghét lẫn nhau. Nhưng...Đức Chúa Trời... "Nhưng từ khi lòng nhân từ của Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta, và tình thương yêu của Ngài đối với mọi người ta đã được bày ra, thì Ngài [Đức Chúa Trời] cứu chúng ta".
Đây cũng là chuỗi mắc xích mà chúng ta đã nhìn thấy trong thư tín Ê-phê-sô 2:3-5 như sau: "[Chúng ta] hết thảy cũng đều ở trong số ấy, trước kia sống theo tư dục xác thịt mình, làm trọn các sự ham mê của xác thịt và ý tưởng chúng ta, tự nhiên làm con của sự thạnh nộ, cũng như mọi người khác. Nhưng Đức Chúa Trời, là Đấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta, nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Đấng Christ - ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu". Chúng ta đã chết, nhưng Đức Chúa Trời làm cho chúng ta sống. Đây là ý nghĩa của ân điển. Một kẻ đã chết không thể nào tự mình làm cho sống được. Nhưng Đức Chúa Trời...
Đó là điều chúng ta cũng có ở đây trong Tít 3:3-5. Chúng ta đã từng làm tôi mọi cho những khao khát và những sự khoái lạc qua lớn đến nỗi chúng ta không thể nhìn thấy Chúa là Đấng tốt lành được. Cũng chẳng ở đâu xa, như khả năng nhận biết, tin cậy và yêu mến Đức Chúa Trời của chúng ta cũng bị dính líu vào đó, chúng ta đã chết. Nhưng...Đức Chúa Trời. Câu 4-5 nói rằng: "Nhưng từ khi lòng nhân từ của Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta, và tình thương yêu của Ngài đối với mọi người ta đã được bày ra, thì Ngài cứu chúng ta, không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài, bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh".
Sự tái sanh diễn ra như thế nào?
Vậy, chúng ta cùng quay trở lại với câu hỏi của ngày hôm nay: Đức Chúa Trời làm điều đó như thế nào? Sự tái sanh xảy ra như thế nào? Như chúng ta đã nghe thấy những gì Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 3, sứ đồ Phao-lô luôn mô tả sự lại sanh giống như một sự rửa và một sự đồi mới. Cuối câu Kinh Thánh Tít 3:5, sứ đồ Phao-lô nói rằng Đức Chúa Trời cứu rỗi chúng ta "bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh ". Sự lại sanh là một sự rửa sạch. Và sự lại sanh là một sự đổi mới.
Hãy nhớ lại những gì Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 3:5 rằng: "nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời". Vậy, trong Giăng 3, quý vị phải nhờ nước và Thánh Linh mà sanh. Còn trong Tít 3, quý vị phải bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh.
Điều tôi lý luận trong Giăng 3 đó là cách dùng từ ngữ nước và Thánh Linh trong phân đoạn Kinh Thánh nầy được trích từ Ê-xê-chi-ên 36:25-27 là thời điểm Đức Chúa Trời giao ước với dân sự của Ngài,
Ta sẽ rưới nước trong trên các ngươi, và các ngươi sẽ trở nên sạch; ta sẽ làm sạch hết mọi sự ô uế và mọi thần tượng của các ngươi. Ta sẽ ban lòng mới cho các ngươi, và đặt thần mới trong các ngươi...Ta sẽ đặt Thần ta trong các ngươi, và khiến các ngươi noi theo luật lệ ta, thì các ngươi sẽ giữ mạng lịnh ta và làm theo.
Chúa Jêsus đang phán rằng thời kỳ giao ước mới đã đến. Lời hứa trong Ê-xê-chi-ên đang xảy đến bởi Thánh Linh cùng đồng công với Ta. Ấy là thần linh làm cho sống (Giăng 6:63). Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống (Giăng 14:6). Và khi Thánh Linh hiệp nhất các ngươi với Ta bởi đức tin, các ngươi sẽ kinh nghiệm sự tái sanh. Và có ít nhất hai cách để nhìn biết điều nầy: sự rửa sạch khỏi những sự cũ kỹ và sự đổi mới cho những điều sắp sửa xảy ra.
Cả hai, sự rửa và sự đổi mới
Vì thế, khi sứ đồ Phao-lô nói trong câu 5 rằng Đức Chúa Trời "cứu chúng ta...bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh", ông có ý muốn nói rất mạnh mẽ như sau: những lời hứa của giao ước mới đã xảy đến rồi. Sự khởi đầu của vương quốc Đức Chúa Trời là hôm nay. "Sự lại sanh" cho cả cõi vụ trụ cuối cùng đã đến rồi. Và sự lại sanh của quý vị là sự rửa sạch khỏi tội lỗi, là điều quý vị đã được ban cho; và là sự tạo nên một bản tánh mới bởi Đức Thánh Linh.
Quý vị vẫn là quý vị sau khi được tái sanh. Nhưng có hai sự thay đổi: quý vị được rửa sạch, và quý vị được đổi mới. Đó là ý nghĩa của sự sanh lại, hay sự lại sanh.
Đức Chúa Trời đã đem đến điều đó như thế nào?
Điều sứ đồ Phao-lô muốn nhấn mạnh ở đây đó là điều nầy phụ thuộc vào cách của Đức Chúa Trời, không tùy thuộc vào những gì chúng ta đã làm - thậm chí những gì chúng ta đã làm trong sự công bình. Câu 4-5 đưa ra 3 biểu hiện cho thấy phương cách của Đức Chúa Trời và là sự tương phản khi so sánh với những nỗ lực của chúng ta để được tái sanh. "Nhưng từ khi lòng nhân từ của Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta, và tình thương yêu của Ngài đối với mọi người ta đã được bày ra, thì Ngài cứu chúng ta, không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài, bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh".
Sự cứu rỗi là khái niệm bao gồm mọi thứ nhất trong phân đoạn nầy (câu 5 chép rằng: "Ngài cứu chúng ta"). Nhưng phương cách cụ thể để Đức Chúa Trời thực hiện công tác nầy đó là qua sự tái sanh. Sứ đồ Phao-lô hướng cả hai điều nầy trở lại với "lòng nhơn từ" của Đức Chúa Trời, "tình yêu thương" của Ngài (câu 4), và "lòng thương xót" của Ngài (câu 5). Đây là câu trả lời cuối cùng của sứ đồ Phao-lô về thể nào Đức Chúa Trời khiến tái sanh những tội nhân. Đức Chúa Trời là Đấng nhơn từ. Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương. Đức Chúa Trời là Đấng giàu lòng thương xót.
1) Bởi sự nhơn từ của Đức Chúa Trời
Nếu quý vị được tái sanh - nếu quý vị đã được thức tỉnh khỏi sự chết về phương diện thuộc linh, và được ban cho đôi mắt để nhìn thấy, đôi tai để nghe và một ý thức thuộc linh để nếm thử Chúa Jêsus là Đấng làm thỏa mãn tột cùng, và một tấm lòng để tin cậy nơi Ngài - đó là vì cớ sự nhơn từ của Đức Chúa Trời. Chính từ khóa quan trọng đầu tiên trong câu 4 (Chrestotes) nghĩa là sự nhơn từ hay sự tốt lành. Sứ đồ Phao-lô sử dụng cũng từ nầy trong thư tín Ê-phê-sô 2:7 như sau: "[Đức Chúa Trời làm cho chúng ta sống lại] hầu cho về đời sau tỏ ra sự giàu có vô hạn của ân điển Ngài, mà Ngài bởi lòng nhân từ đã dùng ra cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ".
Đức Chúa Trời thích bày tỏ sự nhơn từ rời rộng cho chúng ta. Quý vị càng có khái niệm nầy lớn chừng nào dành cho Đức Chúa Trời, thì điều nầy càng trở nên kỳ diệu bấy nhiêu. Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo cả cõi vũ trụ. Ngài nâng đỡ các dãy ngân hà. Ngài kiểm soát mọi sự xảy ra trên thế giới, ngay cả một con chim có thể rơi khỏi nhành và sự thay đổi màu tóc trên đầu của quý vị. Ngài là Đấng quyền năng, khôn ngoan, thánh khiết và công bình đến mãi mãi. Phao-lô nói rằng Ngài là Đấng có lòng nhơn từ. Và chính bởi sự nhơn từ nầy của Ngài, chúng ta được tái sanh. Hãy để mỗi ngày quý vị, là những Cơ Đốc nhân, còn sống chừng nào trên đất nầy, sẽ luôn nhớ rằng: Đức Chúa Trời nhơn từ đối với quý vị.
2) Bởi lòng nhân đức của Đức Chúa Trời
Cách thứ hai sứ đồ Phao-lô mô tả về Đức Chúa Trời được diễn dịch theo bản Kinh Thánh ESV rằng Ngài là Đấng "nhân đức". Từ chữ "philanthropia" chúng ta có từ nhân đức<em>. Đó là lòng yêu người. Đây không phải là từ ngữ thông thường dùng để miêu tả tình yêu của Đức Chúa Trời. Thật vậy, nó chỉ duy nhất xuất hiện trong Tân Ước mà thôi. Sứ đồ Phao-lô nói rằng tấm lòng của Đức Chúa Trời luôn được thúc đẩy để làm sự nhân đức. Ngài hành động vượt trên cả ý thức về lòng yêu người. Vì thế Phao-lô nói rằng: nếu quý vị được tái sanh, điều đó có là vì cớ Đức Chúa Trời sẵn lòng chúc phước cho loài người.</em>
Sau đó, ông nói vài điều rất cần thiết và hoàn toàn muốn tôn cao Đấng Christ. Ông nói trong câu 4 rằng sự nhân từ và tình thương yêu đối với con người được "bày ra". "Nhưng từ khi lòng nhân từ của Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta, và tình thương yêu của Ngài đối với mọi người ta đã được bày ra, thì Ngài cứu chúng ta...bởi sự rửa về sự lại sanh". Điều đó có nghĩa gì? Sự nhân từ và tình thương yêu của Đức Chúa Trời đã được bày ra. Có nghĩa là nếu Đức Chúa Trời chỉ ở yên làm Đức Chúa Trời và không hạ mình xuống thế gian và không làm người như chúng ta, thì Ngài chẳng thể cứu ai được.
Chúa Jêsus: Sự hiện hữu của lòng nhân từ và tình thương con người của Đức Chúa Trời
Hai điều nầy đã được bày ra như thế nào? Làm thế nào sự nhân từ và tình thương yêu của Đức Chúa Trời được tỏ ra? Câu trả lời được tìm thấy trong việc để ý đến thực tế đó là Đức Chúa Trời được xưng là "Cứu Chúa chúng ta" trong câu 4 ("lòng nhân từ của Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta,...đã được bày ra"). Và Chúa Jêsus được gọi là "Cứu Chúa chúng ta" trong câu 6: "mà Ngài [Đức Chúa Trời] đã rải ra trên chúng ta cách dư dật bởi Đức Chúa Jêsus Christ, Cứu Chúa chúng ta". Nói cách khác, Đức Chúa Trời "Cứu Chúa chúng ta" đã hiện ra qua Đấng Christ "Cứu Chúa chúng ta". Chúa Jêsus là sự nhân từ và tình yêu thương của Đức Chúa Trời.
Điều nầy có nghĩa là sự lại sanh của chúng ta mắc nợ chính công tác mang đậm chất lịch sử của Đấng Christ. Chúng ta đã nhìn thấy điều nầy hết lần nầy đến lần khác. Sự tái sanh không phải là một sự thay đổi thuộc linh mơ hồ nào đó chẳng liên quan gì đến lịch sử. Đó là một hành động lịch sử có mục đích mà Thánh Linh Đức Chúa Trời đang nối kết chúng ta với lịch sự hóa thân làm người - sự xuất hiện - đậm chất lịch sử của Chúa Jêsus bởi đức tin hầu cho sự sống mà chính Ngài là Đấng Cứu chuộc đã chịu đóng đinh và sống lại có trở nên sự sống của chúng ta bởi vì chúng ta được hiệp nhất với Ngài. Sự tái sanh xảy ra vì cớ Chúa Jêsus đã đến thế gian, làm sự nhân từ và tình yêu thương của Đức Chúa Trời, chịu chết thay cho tội lỗi và đã sống lại.
3) Bởi sự thương xót của Đức Chúa Trời, không vì cớ việc làm của chúng ta
Chúng ta kết thúc bằng cách đề cập khía cạnh thứ ba, về bản tánh của Đức Chúa Trời, cho chúng ta biết rõ về sự tái sanh, và bằng cách đề cập sự trái ngược, đó là việc làm của chúng ta. Câu 5: "không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài, bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh".
Sự thương xót. Nếu quý vị được tái sanh, quý vị mắc nợ điều đó vì Đức Chúa Trời thương xót chúng ta. Đức Chúa Trời là Đấng giàu lòng thương xót. Chúng ta không xứng đáng để được tái sanh. Chúng ta là những kẻ cứng lòng và khước từ cũng như chết về phương diện thuộc linh. Đức Chúa Trời có thể không để mắt đến chúng ta. "Nhưng Đức Chúa Trời, là Đấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta, nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Đấng Christ" (Ê-phê-sô 2:4-5). Sự tái sanh - sự sống mới- của chúng ta mắc nợ sự thương xót.
Không vì cớ các việc công bình và động cơ xuất sắc của chúng ta
Đức Chúa Trời là Đấng nhân từ. Đức Chúa Trời yêu thương loài người. Đức Chúa Trời là Đấng giàu lòng thương xót. Đó là thể nào chúng ta được tái sanh. Đức Chúa Trời đã thực hiện tất cả những việc đó. Sứ đồ Phao-lô có thể viết ra những điều nầy. Chỉ toàn là những câu tích cực thôi. Nhưng ông đã không viết như thế. Ông nói trong câu 5 rằng: "thì Ngài cứu chúng ta,không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm." Ngài biết khuynh hướng của chúng ta. Chúng ta thường có suy nghĩ rằng nếu điều gì tốt xảy đến với chúng ta, chắc chắn là vì cớ chúng ta làm phước cho ai đó. Sứ đồ Phao-lô biết điều nầy có ở trong chúng ta. Và ông đang cảnh báo ở đây.
Khi sự cứu rỗi đến qua sự tái sanh, đừng nghĩ theo hướng đó. Hãy để ý cẩn thận, ông không nói rằng: "sự cứu rỗi nầy không vì cớ những việc đã làm đúng theo luật pháp. Ông nói rằng: sự cứu rỗi - sự tái sanh - không vì cớ những việc công bình. Cũng không vì cớ những việc làm hay động cơ tệ hại nào đó của chúng ta đâu, mà thậm chí ngay cả những việc làm và động cơ xuất sắc nào đó của quý vị cũng phải bị loại trừ ở đây. Chúng ta không khiến quý vị sanh lại được; chúng ta không phải là nguyên nhân để quý vị ở trong sự tái sanh như thế nầy. Sự tái sanh khiến những điều như thế xảy ra.
Không phải phép Báp-tem
Đây là lý do tại sao tôi nghĩ "sự rửa về sự lại sanh" trong câu 5 không đang nói về phép báp-tem. Dù đó là phép cắt bì trong Cựu Ước hay phép báp-tem trong Tân Ước đi nữa - đó không phải là những điều công bình nào đó mà chúng ta làm khiến có sự tái sanh. Sự nhân từ của Đức Chúa Trời. Tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Sự thương xót hoàn toàn miễn phí của Đức Chúa Trời luôn giải thích rõ sự tái sanh của chúng ta. Không phải vì cớ phép cắt bì nào cả. Cũng chẳng phải những việc làm công bình của chúng ta. Sự tái sanh đến và sản sinh những việc làm công bình song song với nó, không có cách nào khác hơn.
Hãy vui mừng đầu phục trước sự thương xót của Đức Chúa Trời
Nguyện Đức Chúa Trời ban cho quý vị đôi mắt để nhìn thấy chẳng có điều gì có thể khiến quý vị trở nên khiêm nhường hơn và chẳng có điều gì khiến quý vị vui mừng hơn là lẽ thật đó là quý vị đã được tái sanh, không vì cớ những gì quý vị đã làm, mà vì cớ sự thương xót của Đức Chúa Trời. Hãy quy phục trước điều đó và vui lên.