Những hàm ý trong lời răn của Chúa Giê-su

Từ Gospel Translations Vietnamese

Related resources
More By Mike Bullmore
Author Index
More About Pastoral Ministry
Topic Index
About this resource
English: Gospel Implications

© 9Marks

Share this
Our Mission
This resource is published by Gospel Translations, an online ministry that exists to make gospel-centered books and articles available for free in every nation and language.

Learn more (English).
How You Can Help
If you speak English well, you can volunteer with us as a translator.

Learn more (English).

By Mike Bullmore About Pastoral Ministry
Part of the series Article

Translation by Thinh Nguyen NV

Hướng những Con Chiên Nghĩ và Sống theo Chân lý Lời răn của Đức chúa Giê-su

Một nhà thờ ở địa phương thành công khi: (1) mục sư của nhà thờ có khả năng truyền thụ một cách chính xác, hiệu quả và rộng rãi lời răn của Đức chúa Giê-su vào cuộc sống của con chiên; (2) con chiên có hiểu biết sâu sắc mang tính cá nhân về và trân trọng lời răn của Đức chúa Giê-su, để có thể sống theo đúng lời răn của Đức chúa Giê-su hàng ngày. Tôi gọi đây là hướng trung tâm về chức năng của rời răn của Đức chúa Giê-su.

Điều có tính quyết định trong việc đạt được mục đích này chính là làm rõ những mối liên hệ giữa lời răn của Đức chúa Giê-su và học thuyết và những hàm ý ứng xử của nó. Chúng ta có thể gọi những mối liên hệ này lần lượt là là "chân lý của lời răn" và "hành xử của lời răn".

Hãy hình dung ba vòng tròn đồng tâm. Ở giữa chính là lời răn của Đức chúa Giê-su, có lẽ được thể hiện rõ nhất bằng những từ của 1Cor 15:3 – “Giê-su chết cho tội lỗi của chúng ta.” Cụm từ này đã nói về thực tế tội lỗi của chúng ta, sự cần thiết phải có hình phạt của thần linh, và sự cứu rỗi tuyệt vời của Chúa trời thông qua Giê-su khỏi những sự giận dữ. Thánh Paul đã nói về "tin vui này" như là "điều quan trọng nhất", và chúng ta biết sự ưu tiên mà ngài đưa ra thông điệp này trong bài viết hay giảng đạo của mình (cf. 1Cor 2:1-4). Như vậy, đây chính là hướng về trung tâm. Nhưng để có sự hướng trung tâm theo chức năng thì nó phải được liên kết với các khu vực nơi có người sinh sống.

Điều này dẫn chúng ta đến vòng tròn thứ hai, chân lý của lời răn của Chúa Giê-su. Đây là những hàm ý học thuyết cụ thể và chắc chắn của lời răn của Chúa Giê-su; hay, như thánh Paul đã nói, "học thuyết tuân theo (ví dụ như định hình từ) lời răn vinh quang của Chúa Giê-su" (1Tim 1:10-11). Chân lý của lời răn của Chúa Giê-su đã làm cho những lời răn đi vào tâm trí con người; chúng rất hữu dụng trong việc làm mới tâm trí để những suy nghĩ của chúng ta ngày càng được định hình nhiều hơn từ chân lý của những lời răn của Chúa Giê-su.

Như chúng ta có thể mong đợi, cuốn sách Romans được hòa với những chân lý này. Để tôi đưa ra ba ví dụ:

(1) Trong Romans 5:1, thánh Paul nói, "Vậy chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Giê-su chúng ta". Hãy lưu ý đến tính lô-gic của câu thơ. Có điều gì đó từ chân lý của lời răn của Chúa Giê-su. Sự hòa thuận của chúng ta với Đức Chúa Trời không chỉ đơn thuần là lời răn của Chúa Giê-su mà còn là sự hàm ý mạnh mẽ của lời răn của Chúa Giê-su - một "chân lý của lời răn của Chúa Giê-su". Và hiểu về chân lý lời răn của Chúa Giê-su là một phần của việc làm cho suy nghĩ của một người tuân theo Lời răn vinh quang của Chúa Giê-su.

(2) Trong Romans 8:1 chúng tôi đọc được, "Cho nên hiện nay chẳng có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Giê-su". Một lần nữa, hãy chú ý đến tranh luận. Thánh Paul không có mặt ở đây giới thiệu về lời răn của Chúa Giê-su nhưng có điều gì đó đúng "bây giờ" bởi vì lời răn của Chúa Giê-su. Nhưng hàm ý thì rất đáng kinh ngạc! Khi được tín đồ thấu hiểu, nó sẽ cách mạng hóa thế giới tinh thần của họ và lời răn của Chúa Giê-su sẽ có tác động mạnh mẽ đối với họ.

(3) Romans 8:32 được ưu thích. "Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho, thì Ngài há chẳng cũng sẽ ban mọi sự luôn với Con ấy cho chúng ta sao." Hãy lưu ý đến những từ "cũng" và "luôn với Con ấy". Họ nói về điều gì đó vượt ra khỏi lời răn của Chúa Giê-su. Khi con người nhìn thấy mối liên hệ giữa chân lý của lời răn của Chúa Giê-su ("Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho") và chân lý của lời răn này liên quan đến sự cung cấp nhân từ của Đức Chúa Trời tất cả những gì chúng ta cần để làm cho chúng ta vô tội (cf. vv. 28-29), lời răn của Chúa Giê-su sẽ có tác dụng tăng sức mạnh niềm tin hàng ngày của họ vào sự cung cấp nhân từ của Đức Chúa Trời.

Nhưng lời răn của Chúa Giê-su không chỉ định hình cách suy nghĩ của chúng ta mà còn có làm ý ứng xử lớn lao. Lời răn của Chúa Giê-su không chỉ làm mới suy nghĩ của chúng ta mà còn thông tin cho chúng ta về cách hành xử. Kinh thánh đã đưa ra rất nhiều ví dụ về cách sống được chỉ dẫn bởi những lời răn của Chúa Giê-su. Trong Gal 2:14 Thánh Paul đã khiển trách Peter về cách hành xử "không theo đúng chân lý của lời răn của Chúa Giê-su" và trong Phil 1:27 Thánh Paul đã thúc giục các tín đồ "hành xử theo cách xứng đáng với lời răn của Chúa Giê-su". Nói cách khác, một trong những cách mà lời răn của Chúa Giê-su phải tác động đó là chỉ dẫn những cách hành xử cụ thể. Như vậy, chúng ta cần đọc Kinh thánh bằng con mắt theo hướng tìm ra những mối liên hệ này. Bởi vậy, ví dụ, khi Thánh Paul kêu gọi những người Corinh "từ bỏ những hành vi xấu xa", rõ ràng là Thánh đã kêu gọi dựa trên những lời răn của Chúa Giê-su - "nếu không là chính mình; các người đã bị chuộc bằng giá. Bởi vậy hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời" (1Cor 6:18-20). Khi ngài thúc giục việc tha thứ, rõ ràng là ngài đã coi lời răn của Chúa Giê-su là động lực và hình mẫu (Eph 4:32). Khi ngài nói với các ông chồng hãy yêu thương vợ của mình, ngài đã gắn sự khích lệ của mình với những lời răn của Chúa Giê-su (Eph 5:25). Khi ngài kêu gọi những người Corinh hướng tới sự khoan dung rõ ràng là ngài đã nhắc nhở họ về sự khoan dung của Đức Chúa Trời trong lời răn của Chúa Giê-su (2Cor 8:7,9; 9:12-13, 15). Rất nhiều ví dụ nữa có thể được đưa ra. Cuối cùng, tất cả những hành xử của người theo Đạo nên bắt nguồn từ những lời răn của Chúa Giê-su; trong khi cố gắng để tránh sự nhàm chán, các mối liên hệ cần phải lan tỏa đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống.

Một trong số những thách thức lớn nhất và những nhiệm vụ quan trọng nhất của mục sư là chỉ rõ những mối liên hệ này để các tín đồ có thể đưa những lời răn của Chúa Giê-su và cách suy nghĩ và ứng xử của họ một cách cụ thể và thông minh. Bởi vậy lời răn của Chúa Giê-su trở thành trung tâm có chức năng đối với cá nhân người theo Đạo và nhà thờ địa phương.