KHẢI TƯỢNG MỤC VỤ

Từ Gospel Translations Vietnamese

Related resources
More By The Gospel Coalition
Author Index
More About Church Leadership
Topic Index
About this resource
English: Theological Vision for Ministry

© The Gospel Coalition

Share this
Our Mission
This resource is published by Gospel Translations, an online ministry that exists to make gospel-centered books and articles available for free in every nation and language.

Learn more (English).
How You Can Help
If you speak English well, you can volunteer with us as a translator.

Learn more (English).

By The Gospel Coalition About Church Leadership
Part of the series Foundational Documents

Translation by The Gospel Coalition

Đây không phải là dàn bài về lẽ đạo niềm tin của chúng tôi (xem Bảng Tuyên Xưng) nhưng là một trình bày về ý định chúng tôi về mục vụ và sự tương tác với văn hóa trong tinh thần trung tín với Lời Chúa và thần học.

(1) Chúng ta đối phó như thế nào với vấn nạn chân lý của văn hóa? (nền tảng kiến thức)

Đã vài trăm năm kể từ khi thời đại Khai sáng ra đời, chân lý (được mô tả bằng ngôn ngữ phù hợp với thực tại) được công nhận có thật và biết được. Lúc bấy giờ, đại đa số tin rằng con người có thể biết được chân lý một cách khách quan qua khả năng lý luận tự nhiên của con người. Nhưng đặt biệt gần đây phong trào hậu hiện đại đã phê bình những giả định này với quan niệm thách thức rằng chúng ta không thể nào đeo đuổi tri thức một cách khách quan, nhưng ngược lại chúng ta diển giải những dữ kiện qua kinh nghiệm riêng của mỗi người, tư-lợi riêng, cảm xúc, thành kiến văn hóa, và bởi những giới hạn của ngôn ngữ và những liên hệ giữa các cộng đồng. Phong trào này cho rằng giả định của sự sự xác nhận khách quan này mang tính chất kiêu hãnh và vì vậy dẫn đến những xung đột giữa các cộng đồng với nhiều ý kiến khác nhau về chổ đứng của chân lý. Họ quan niệm rằng sự tự hào đó tạo ra nhiều bất công và tranh chấp trong thời kỳ hiện đại. Nhưng thật ra, cách đáp ứng của phong trào hậu hiện đại chính là mối đe dọa vì những tiếng nói ầm ĩ nhất trong phong trào này cho rằng lẽ thật khách quan nên được thay thế với tinh thần “khoan dung” khiêm tốn hơn và có xu hướng bao hàm tính theo chiều hướng chủ quan đa nguyên - sự đa nguyên chìm trong vũng lầy không dành chỗ cho đất vững bền của “đức tin mà một lần được ủy thác cho các thánh đồ.” Một vị trí như vậy không thể nào dành chổ cho chân lý phù hợp với thực tại, nhưng nó chẳng qua chỉ là những chân lý chủ quan bị uốn nắn. Chúng ta đáp ứng như thế nào về vấn nạn chân lý này?

a. Chúng tôi xác định rằng chân lý phù hợp với thực tại. Chúng tôi tin Đức Thánh Linh là Đấng linh cảm những lời của các sứ-đồ và các tiên-tri, và Ngài ngự trong mỗi chúng ta hầu cho chúng ta, là người được dựng nên trong hình ảnh của Đức Chúa Trời, có thể tin nhận và hiểu được những lời trong Thánh Kinh được Đức Chúa Trời mạc khải, và từ đó nắm chắc rằng chân lý của Thánh Kinh phù hợp với thực tại. Những lời trong Thánh Kinh là xác thực vì những lẽ thật đó chính là lời của Đức Chúa Trời; và những điều ấy phù hợp với thực tại mặc dầu chúng ta hiểu biết những chân lý đó một cách giới hạn (kể cả đến khả năng chúng ta chứng minh những điều này cho người khác). Lòng tin vào sự hiểu biết khách quan của thời đại Khai Sáng đã làm thần tượng hóa lý luận của con người. Sự phủ nhận khả năng hiểu biết khách quan một cách đơn thuần không nhất thiết là chân lý không còn tồn tại để phù hợp với thực tại khách quan dù là chúng ta không thể bao giờ biết được chân lý đó không hề có một chút nguyên tố chủ quan. Xem phần BTX-(2).

b. Chúng tôi xác nhận rằng chân lý được bày tỏ qua Thánh Kinh. Chúng tôi tin rằng Thánh Kinh mang nhiều tính chất mệnh đề và tất cả lời trong Thánh Kinh là hoàn toàn xác thật và có thẩm quyền. Nhưng chân lý của Thánh Kinh không bị giới hạn bởi những mệnh đề mà thôi vì lời Chúa hiện hữu qua nhiều thể văn như tường thuật, ẩn dụ, văn thơ mà không thể nào diễn đạt bằng mệnh đề giáo lý; song chúng bày tỏ ý định và tư tưởng của Đức Chúa Trời hầu để biến đổi chúng ta trở nên giống như Ngài.

c. Chúng tôi xác định rằng chân lý phù hợp với đời sống trong Chúa. Chân lý không những là một thuyết lý phù hợp nhưng cũng là một quan hệ giao ước. Sự mạc khải của Thánh Kinh không những để được biết mà thôi, nhưng hầu cho để sinh tồn (Phục truyền 29:29). Thánh Kinh có mục đích làm cho chúng ta trở nên khôn ngoan với một đời sống hoàn toàn đầu phục vào thực hữu của Đức Chúa Trời. Chân lý là sự phù hợp giữa toàn diện đời sống của chúng ta với tấm lòng Đức Chúa Trời bằng lời nói và hành động qua điều động trung gian của Lời Chúa và Đức Thánh Linh. Loại bỏ đi bản chất mệnh đề của Thánh Kinh sẽ làm suy yếu đi khã năng của chúng ta nắm giử, bảo vệ, và giải bày Phúc Âm. Nhưng nếu chân lý chỉ được diển đạt bằng những mệnh đề mà thôi thì sẽ hạ thấp đi sự đánh giá của chúng ta về sự nhập thể của Đức Chúa Con là Đường đi, Chân lý, và Sự sống, năng lực thông đạt của thể văn tường thuật và kể chuyện và tầm mức quan trọng của chân lý để sống phù hợp với Đức Chúa Trời.

Chúng ta được gầy dựng như thế nào qua khải tượng chân lý này.

  1. Chúng ta thực hiện một lý thuyết chân lý “được uốn nắn” có tính cách khiêm tốn hơn so với những khuôn mẩu của phong trào Tin Lành truyền thống trước kia. Và đồng thời chúng ta cũng phủ nhận quan điểm cho rằng chân lý không gì hơn là một loại ngôn ngữ mạch lạc phát xuất từ cộng đồng đức tin. Với tin thần hy vọng và khiêm tốn, chúng tôi muốn duy trì yếu tố duy nhất Thánh Kinh.
  2. Chân lý mang tính chất mệnh đề không những để cho chúng ta tin, mà còn được nhận lấy trong sự thờ phượng và sống một cách khôn ngoan. Sự thăng bằng này tạo khuôn mẫu cho chúng ta trong nhiệm vụ đào tạo môn đệ và giảng dạy. Chúng tôi khuyến khích một tinh thần yêu chuộng giáo lý tốt lành, tuy nhiên chúng tôi cũng thừa nhận rằng đời sống Cơ-Đốc tăng trưởng không chỉ là trao chuyển những dữ kiện kiến-thức. Sự tăng trưởng của người Cơ-Đốc chỉ được xảy ra khi toàn diện cả đời sống được khuôn đúc qua những thực hành trong cộng đồng Cơ-Đốc – qua sự tham gia trong sự cầu nguyện, lễ báp-tem, tiệc thánh, thông công, và mục vụ Lời Chúa.
  3. Sự hiểu biết của chúng ta về lẽ thật của Chúa còn hạn hẹp dầu nó chính xác, tuy nhiên chúng ta biết chắc rằng những gì lời Chúa phán là thật (Lu-ca 1:4). Qua quyền năng của Đức Thánh Linh chúng ta tiếp nhận lời của Phúc Âm với sự đảm bảo đầy trọn và thuyết phục (Tê-sa-lô-ni-ca 1:5).

(2) Chúng ta đọc Thánh Kinh bằng cách nào? (Vần đề giải nghĩa)

a. Đọc cả Thánh Kinh theo “chiều dài”. Phương cách đọc cả Thánh Kinh theo chiều dài có nghĩa là thấy rõ một cốt chuyện chính trong Thánh Kinh nói đến sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời (Lu-ca 24:44) và cùng những chủ đề khác trong Thánh Kinh (ví dụ như giao ước, vương quyền của Chúa, đền thờ) xuyên suốt trong mọi giai đoạn lịch sử và mọi phần trong kinh điển đi đến tuyệt đỉnh trong Chúa Giê-xu Christ. Trong quan điểm này, Tin Lành được thể hiện cụ thể qua các chủ đề như sự sáng tạo, sự sa ngã, sự cứu chuộc, và sự phục hồi. Quan điểm này mang mục đích cứu rỗi, cũng được gọi là tái tạo mới. Như chúng tôi đã tuyên xưng trong BTX-(1), Đức Chúa Trời quan phòng đã đem lại ý định tốt lành đời đời để cứu chuộc một dân sự cho chính Ngài và phục hồi họ từ địa vị sa ngã đến ân sũng vinh hiển của Ngài.

b. Đọc cả Thánh Kinh theo “chiều ngang” Phương cách đọc cả Thánh Kinh theo chiều ngang có hàm ý tập hợp những lời tuyên bố, kêu gọi, lời hứa, và lời xác nhận để xếp vào thành từng loại ý tưởng (ví dụ như thần học, Đấng Christ học, lai thế học) hầu để đạt đến sự hiểu biết am tường về những điều dạy dỗ cụ thể (Lu-ca 24:46-47). Trên phương diện này, Phúc Âm được bày tỏ qua những chủ đề như Thượng Đế, tội lỗi, Đấng Christ, và đức-tin. Đó là phương cách đem đến sự cứu chuộc, sự chết thế của Chúa Giê-xu và vai trò tiếp nhận bằng đức-tin của chúng ta. Như chúng ta đã tuyên xưng trong phần BTX-(7), Chúa Giê-xu Christ đóng vai trò người đại diện và thay thế cho chúng ta hầu cho qua Ngài chúng ta được trở nên người công bình của Đức Chúa Trời.

Cách đọc Kinh Thánh này ảnh hưởng chúng ta như thế nào.

  1. Rất nhiều người (nhưng không phải mọi người) ngày nay chú trọng vào phương cách thứ nhất trong hai cách đọc Thánh Kinh này - lối đọc Thánh Kinh theo chiều dài- nhấn mạnh vào yếu tố tội lỗi và sự cứu rỗi có tính cách đoàn thể. Khuynh hướng này xem thập giá như một gương hy sinh phục vụ và là sự đắc thắng trên quyền lực thế giới thay vì mang ý nghĩa thay thế và làm nguôi cơn giận của Đức Chúa Trời về tội lỗi của chúng ta. Nhưng quan điểm này có điều mâu thuẩn là nó đặt nặng về hình thức luật pháp thay vì kêu gọi con người thay đổi qua sứ điệp ân điển Chúa, và họ được kêu gọi để gia nhập vào cộng đồng Cơ-Đốc và chương trình của Đức Chúa Trời đang thực hiện để giải phóng thế giới. Quan niệm này nhấn mạnh Cơ Đốc giáo là một lối sống nhưng cũng đồng thời đánh mất đi yếu tố đổ huyết-chuộc tội của Đấng Christ được tiếp nhận bằng đức tin của mỗi cá nhân. Từ sự mất thăng bằng này, sự truyền giảng và biện giáo ít được đề cập đến, sự giảng dạy theo lối giải kinh và lẽ đạo tái sinh cũng bị lãng quên đi.
  2. Vả lại, nhóm Tin Lành truyền thống lúc trước (không phải mọi người) thường đọc Thánh Kinh theo chiều ngang. Kết quả này đem lại một khuynh hướng cá nhân, hầu hết chú trọng vào khái niệm đổi mới cá nhân và được vào thiên đàng một cách an toàn. Thêm nữa, tuy mang yếu tố giải kinh, nhưng sự giảng dạy đôi khi thiên về nghĩa đạo đức (moralistic) và không nhấn mạnh bằng cách nào đến những chủ đề Thánh Kinh đưa đến sự tuyệt điểm qua Đấng Christ và việc làm của Ngài. Chính từ sự mất thăng bằng này, họ không nhấn mạnh tầm mức quan trọng về công tác công lý và từ thiện dành cho những người chịu khổ và bị áp chế. Thêm nữa, họ không tạo nên được những cống hiến cho văn hóa để làm vinh hiển Chúa trong những lãnh vực nghệ thuật và thương mại.
  3. Chúng tôi không nghĩ rằng hai cách đọc Thánh Kinh này mâu thuẩn với nhau mặc dầu ngày nay nhiều người cho rằng hai bên có sự tương phản với nhau. Trái lại, chúng tôi tin rằng cả hai điều tốt nhất toàn vẹn cho chúng ta để nắm vững được ý nghĩa của Phúc Âm theo Thánh Kinh. Phúc Âm là một sự tuyên bố mà qua sự chết và sống lại của Chúa Giê-xu Christ, Đức Chúa Trời đã đến để phục hòa với con người bằng ân sủng và để đổi mới thế giới bởi sự vinh hiển và cho sự vinh hiển Ngài.

(3) Chúng ta nên liên hệ với thế giới chung quanh qua cách nào? (vấn đề hoàn cảnh hoá)

a. Bằng cách đi ngược chiều với văn hóa. Chúng tôi muốn trở thành một Hội Thánh không những chi giúp đở cho mỗi Cơ-đốc nhân trong bước đường theo Chúa nhưng cũng đào tạo họ để trở nên những con người được chính Đức Chúa Trời tạo dựng bởi Lời Chúa và Thánh Linh. (Xem phần dưới, điểm 5c.)

b. Cho sự ích lợi chung. Khái niệm Hội Thánh đi ngược lại những giá trị của trào lưu văn hóa vẫn chưa đủ, chúng ta phải mang tinh thần đó cho ích lợi chung cho tất cả. Chúng ta phải có quan điểm khác biệt so với văn hóa xã hội chung quanh mình, nhưng từ bản thể khác biệt đó chúng ta nên xả thân phục vụ tha nhân và ngay cả kẻ thù hầu mang lại kết quả hưng thịnh cho nhân loại ở nơi đây ngay từ bây giờ và cho đến đời đời. Vì vậy, chúng ta không xem các buổi thờ phượng chung là mối liên hệ chính với những người bên ngoài. Thay vì, chúng ta ước ao được giao tiếp với người lân cận qua những công tác nhằm đem đến sự bình an, bảo vệ, và sự tốt lành cho họ trong tinh thần yêu thương bằng lời nói và hành động. Nếu chúng ta thực hiện được những điều này, chúng ta sẽ là “muối” và “sự sáng” trong thế gian (bằng sự duy trì và cải thiện những nan đề trong cuộc sống hầu cho sự vinh hiển của Chúa được thể hiện qua nếp sống mình; Ma-thi-ơ 5:13-16). Như những người Do Thái bị lưu đày được kêu gọi để dùng tình thương và nhiệm vụ mang lại sự bình an cho xứ Ba-by-lôn (Giê-rê-mi 29:7), thì chúng ta, Cơ-Đốc nhân chính là con dân của Chúa đang ở trong bối cảnh “lưu đày” (1 Phi-e-rơ 1:1; Gia-cơ 1:1). Những công dân của thành phố Đức Chúa Trời phải là những người công dân tốt nhất trong thành phố của trần gian (Giê-rê-mi 29:4-7). Chúng ta không nên quá lạc quan cũng đừng quá bi quan về những ảnh hưởng của văn hóa đương thời vì chúng ta biết rằng khi chúng ta bước theo dấu chân của Đấng từng bỏ mạng sống mình cho kẽ thù nghịch mình, chúng ta sẽ bị bắt bớ ngay cả lúc chúng ta đang giúp ích cho xã hội (1 Phi-e-rơ 2:12).

Sự quan hệ với văn hóa ảnh hưởng chúng ta như thế nào?

  1. Chúng tôi quan niệm rằng mỗi nét đặc thù của Cơ-Đốc Giáo nên và cần được hoàn cảnh hóa trên một phương diện nào đó đối với nền văn hóa con người riêng biệt nào đó vì chúng ta không có hề có như vậy trong Cơ-Đốc Giáo toàn vũ. Tuy nhiên, chúng ta không bao giờ muốn bị ảnh hưởng bởi văn hóa cho đến nỗi phải đi đến sự thỏa hiệp với những chân lý của Tin Lành. Vậy làm thế nào chúng ta giữ vững được sự thăng bằng?
  2. Câu trã lời là chúng ta không thể “hoàn cảnh hóa” Phúc Âm với tính cách trừu tượng như một thí nghiệm trong tư tưởng. Nếu Hội Thánh muốn đi ngược chiều với văn hóa để mang lại giá trị hiện thời và vĩnh cữu cho con người, Hội Thánh sẽ giữ mình khỏi hình thức luật-pháp có tính cách thu mình khỏi môi trường văn hóa và sự thỏa hiệp để thích nghi với bối cảnh. Chúng ta có thể ảnh hưởng văn hóa một cách đáng kể hơn nếu chúng ta đeo đuổi tinh thần phục vụ thay vì quyền thế. Vả lại nếu chúng ta chạy theo quyền thế và danh vọng trong xã hội, chúng ta sẽ bị đồng hóa bởi những thần tượng của giàu có, địa vị và quyền thế mà chính chúng ta muốn thay đổi.
  3. Chính Phúc Âm là chìa khóa cho sự thích hợp để bối cảnh hóa. Tuy nhiên, chúng ta sẽ bị cho là quá muốn được văn hóa thỏa thuận nếu chúng ta đặt nặng quá về phần bối cảnh hoá và chính vì đó chúng ta không có lòng tin nơi Phúc Âm. Vả lại, nếu chúng ta ít hơn bối cảnh hoá, thì chúng ta bị cho là chúng ta xem văn hóa quá phụ thuộc. Điều này cũng nói lên tinh thần thiếu khiêm tốn và thiếu lòng yêu thương của chúng ta đối với tha nhân.

(4) Phúc Âm có sự khác biệt duy nhất về những phương diện nào?

Phúc Âm mang tính duy nhất khiến cho người Cơ-đốc đầy dẩy lòng khiêm nhu và hy vọng, nhu mì và can đảm. Phúc Âm theo Thánh Kinh có đặt tính khác thường với những tôn giáo thông thường và với thế tục. Các tôn giáo thường hay hoạt động trên nguyên tắc “vì tôi vâng theo và do đó tôi được thừa nhận,” nhưng vả lại, nguyên tắc của Phúc Âm là: “Tôi được công nhận qua Đấng Christ và do đó tôi vâng theo.” Như vậy Phúc Âm mang tính chất khác hẳn với cả hai trường phái không tín ngưỡng và tín ngưỡng. Bạn có thể đeo đuổi một “chúa và đấng cứu tinh” cho chính mình bằng cách vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời, nhưng đồng thời bạn cũng có thể thi hành qua cách tuân giữ luật pháp của Ngài để đạt được sự cứu rỗi.

Chủ nghĩa không tín ngưỡng và chủ nghĩa thế tục thường hay có xu hướng nâng cao bản thân mình, không xét mình, và có tinh thần “coi trọng chính mình”; tôn giáo và đạo đức mang tính chất đè ép người ta dưới hình thức tội lỗi xuất phát từ những tiêu chuẩn luân lý mà con người không thể nào giữ được. Nhưng vả lại, Phúc Âm khiến chúng ta hạ mình và đồng thời hiểu rõ rằng vì trong Đấng Christ mỗi người chúng ta được xưng công bình đang khi chúng ta là tội nhân. Đồng thời, chúng ta là những người xấu xa và tội lỗi hơn mình tưởng, tuy vậy, chúng ta được [Chúa] yêu thương và chấp nhận bội phần hơn điều chúng ta hằng mong ước.

Chủ nghĩa thế tục thường làm cho con người ích kỷ và cá biệt. Tôn giáo và luân lý nói chung thường khiến con người theo xu hướng biệt lập và xem mình đạo đức hơn những nhóm người khác (vì họ nghĩ rằng mình đạt được sự cứu rỗi qua công đức của mình). Nhưng ngược lại, Phúc Âm đến từ ân sủng tập trung vào một người đã từng chết thế cho chúng ta trong khi chúng ta còn là kẽ thù nghịch của người; Phúc Âm đó xóa đi quan niệm công chính cá nhân và lòng tư kỷ, và từ đó thay đổi con người để phục vụ người khác để mang lại sự hưng thịnh cho mọi người, nhất là những người nghèo khó và mang đến sự cứu rỗi đến cho họ. Động cơ này thúc đẩy chúng ta phục vụ người khác với tinh thần không cần kể đến công đức của họ, theo như cách Chúa Giê-xu đã phục vụ chúng ta (Mác 10:45).

Chủ nghĩa thế tục và tôn giáo có tác dụng khiến người ta cư xử theo quy tắc vì sợ hậu quả của việc làm và lòng tự hào nâng mình cao lên. Nhưng Tin Lành khiến chúng ta trở nên những con người bước đi trong sự thánh khiết và phục vụ qua tấm lòng vui mừng biết ơn ân sủng và từ lòng yêu mến cho sự vinh hiển của Chúa và cho chính Ngài.

(5) Mục vụ hội thánh thể hiện Phúc âm là gì?

Mục vụ này có những đặc điểm như sau:

a. Được năng quyền trong sự thờ phượng chung. Phúc Âm mang vai trò biến đổi mối tương giao của chúng ta với Đức Chúa Trời từ địa vị thù nghịch hay theo sự mù quáng đến trạng thái mật thiết và vui mừng. Động lực chủ yếu của mục vụ tập trung vào Phúc Âm chính là sự thờ phượng và cầu nguyện nhiệt tình. Qua sự thờ phượng chung, con dân Chúa nhận được hình ảnh đời sống được biến đổi sống động của sự đẹp đẽ và trang trọng của Đức Chúa Trời và phản ảnh lại những nét cao quý của Chúa vì chính Ngài đáng được tôn trọng. Điều chủ yếu trong sự thờ phượng chung là mục vụ giảng dạy lời Chúa. Giảng dạy với lối giải thích Thánh Kinh và chú trọng đến Đấng Christ bằng cách giải nghĩa tất cả những chủ đề trong Thánh Kinh nhằm đạt đến tuyệt điểm trong Đấng Christ và công cuộc cứu rỗi của Ngài. Với mục đích tối hậu không chỉ để dạy dỗ mà thôi nhưng còn hướng dẩn người nghe đến sự thờ phượng (cá nhân và tập thể) hầu cho con người bên trong được mạnh mẽ để làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời.

b. Hữu hiệu truyền bá Phúc Âm. Khác hẳn với chủ nghĩa tôn giáo đạo đức, Phúc Âm sản sinh ra những con người không khinh thường những ai không đồng ý với họ. Hội Thánh tập trung vào Phúc Âm phải có nhiều thành viên biết khéo léo, thông thạo trình bày những hy vọng và ao ước con người tìm đến Đấng Christ và công cuộc cứu chuộc của Ngài. Chúng tôi trông mong nhìn thấy một hội thánh có cả người giàu lẫn người nghèo trở lại với Chúa, người có học thức và người kém học thức, nam và nữ, người già lẫn người trẽ, người đã thành hôn và còn độc thân, và gồm hết mọi chủng tộc. Chúng tôi cũng có lòng ước ao thu hút được những thành phần nghiêng vể thế tục và hậu hiện đại và tìm diệp tiện để tiếp xúc với các tôn giáo và các giới thuộc về truyền thống. Một cộng đồng mang vẽ đẹp với tín hữu sống trong tinh thần khiêm nhu, Hội Thánh tập trung vào Phúc Âm phải có nỗ lực làm quen với những người đang sống chung quanh mình, là những thành phần đang thăm dò và tìm hiểu Cơ-đốc giáo. Chúng ta phải tích cực làm quen họ bằng nhiều cách. Trái lại, chúng ta không giúp ích gì khi chỉ làm cho họ “thoải mái”, nhưng kết quả tốt hơn nếu chúng ta giúp họ hiểu rõ được sứ điệp của Phúc Âm. Hơn thế nữa, các hội thánh tập trung vào Phúc Âm nhắm vào khải tượng mở mang hội thánh mới sẽ là một trong những công cụ truyền bá Phúc Âm hữu hiệu nhất.

c. Một cộng đồng đi ngược lại với văn hóa. Bởi vì Tin Lành có tác dụng cất đi sự sợ hãi và tính tự mãn, những người thuộc trong Hội Thánh trỡ nên hòa thuận hơn là lúc họ còn ở bên ngoài vì họ được nhắc nhở bởi một người đã từng chết cho kẽ thù mình, Phúc Âm tạo nên những mối liên hệ để phục vụ lẫn nhau thay vì lòng tư kỷ. Chính vì Phúc Âm kêu gọi chúng ta đến sự thánh khiết, con dân Chúa sống trong mối yêu thương qua tinh thẩn trách nhiệm và kỷ luật lẫn nhau. Và như vậy Phúc Âm gầy dựng được một cộng đồng công dân khác hẳn với xã hội chung quanh.

Về vấn đề tình dục, Hội Thánh nên tránh khỏi trào lưu phàm tục đề cao tình dục và sự e ngại về điều này theo lối cổ xưa. Hội Thánh là một cộng đồng biết yêu thương và săn sóc cho tín hữu mình để giữ vững tính chất trong sạch theo lời Thánh Kinh dạy. Điều này dạy dổ tín đồ biết gìn giữ thân thể mình theo sự dạy dổ của Phúc Âm, phải kiêng kỵ tình dục ngoài hôn nhân với người khác giới và duy trì lòng chung thủy và hạnh phúc từ bên trong.

Về vấn đề gia đình, Hội Thánh nên khẳng định sự tốt lành hôn nhân giữa người nam và người nữ, và kêu gọi họ phục vụ Chúa qua đời sống phản ảnh mối yêu thương bằng giao ước trong lối sống chung thủy trọn đời và dạy dỗ đường lối Chúa cho con cái mình. Hội Thánh cũng xác nhận sự tốt lành của những người độc thân phục vụ Đấng Christ dù trong một thời gian nào đó hay trọn đời. Hội Thánh nên gần gũi với những người bị đau khổ bởi từ sự sa ngã của tình dục con người với môi trường đầy thương xót và xem họ như người trong gia đình.

Về vấn đề tiền của, các tín hữu trong Hội Thánh nên tích cực chia xẽ cho nhau hầu cho “trong tín đồ, không ai thiếu thốn cả” (Công-vụ 4:34). Sự chia sẽ như vậy cũng nâng cao sự dấn thân về thời gian, tiền bạc, giao thiệp, và chổ ở trên phương diện công lý xã hội và đáp ứng nhu cầu cho những người nghèo khổ, những người bị áp bức, những di dân, và những người yếu kém trong phương diện kinh tế và thể xác.

Về vấn đề quyền hành, quyền hành nên được phân chia và gầy dựng bằng những liên hệ qua các chủng tộc, tầng lớp, và thế hệ thuộc bên ngoài thân thể của Đấng Christ. Điều này đuợc thể hiện cụ thể qua các hội thánh địa phương càng ngày càng hoan nghênh và tiếp đón mọi chủng tộc và văn hóa khác nhau. Mỗi hội thánh nên cố gắng phản ảnh sự đa dạng của cộng đồng trong địa phương mình, cả trong hội chúng và cấp lãnh đạo.

d. Sự kết hợp giữa đức tin và việc làm. Phúc Âm theo Thánh Kinh không những chỉ dành cho sự tha thứ cá nhân mà thôi nhưng mang lại sự đổi mới cho toàn thể sự sáng tạo. Đức Chúa Trời đặt để con người ở trong vườn địa đàng để vun trồng thế giới vật chất để mang lại vinh hiển của Chúa, cho cõi thiên nhiên và cộng đồng con người được sung túc. Thần của Chúa không những thay đổi mỗi cá nhân (Giăng 16:8) nhưng đổi mới và làm cho mặt đất hưng thịnh (Sáng-thế-ký 1:3; Thi-thiên 104:30). Vì thế cho nên Cơ-đốc nhân không chỉ làm vinh hiển Chúa không chỉ qua mục vụ Lời Chúa mà thôi nhưng còn qua các nghành nghề như nông nghiệp, nghệ thuật, thương mại, chính quyền, học thức hầu để đem lại sự vinh hiển Chúa và phát triển cho xã hội chung. Có quá nhiểu Cơ-đốc nhân giữ kín đời sống đức tin của mình khi làm việc trong nghề nghiệp mình. Quan niệm của những người này xem Phúc Âm như là một công cụ đáp ứng cho sự an toàn cá nhân chứ không phải cho một thế giới quan (worldview) - tức là một sự biểu hiện hiểu biết về thực tại có tầm mức ảnh hưởng bao hàm hết mọi điều chúng ta hoạt động. Chúng ta có một khải tượng cho một Hội Thánh được trang bị để suy tư về những giá trị của Phúc Âm trên những phương diện của đời sống như làm nghề thợ mộc, hàn chì, ghi thu tài liệu, y tá, thương mại, chính quyền, nhà báo, giải trí, và học thức. Một Hội Thánh như thế không những chỉ hỗ trợ những người Cơ-đốc trong vai trò đóng góp vào văn hoá, nhưng cũng giúp họ làm việc với tính cách khác biệt, xuất sắc, và trách nhiệm trong nghề nghiệp của mình. Kiến thức của chúng ta về Phúc Âm đóng vai trò phát triển môi trường thương mại với tính chất nhân đạo, sáng tạo tốt đẹp hầu phần nào cải thiện sự sáng tạo của Chúa qua năng quyền của Đức Thánh Linh. Trên một phương diện khác, công tác này góp phần mang lại niềm vui, hy vọng, và lẽ thật được thể hiện qua lãnh vực nghệ thuật. Chúng ta thi hành những điều này qua sự hướng dẩn của Phúc Âm Chúa mặc dầu chúng ta xác nhận rằng sự phục hồi tối hậu của muôn vật đang mong đợi cho sự trở lại của Chúa Giê-xu Christ chúng ta. (BTX-[13]).

e. Công tác công lý và từ thiện. Đức Chúa Trời tạo dựng cả linh hồn và thể xác, và chính sự sống lại của Chúa Giê-xu chứng tỏ rằng Ngài sẽ phục hồi lẫn thuộc linh và thuộc thể. Vì thế cho nên Chúa không những chỉ quan tâm đến sự cứu chuộc linh hồn mà thôi nhưng cũng nhấn mạnh đến sự cứu giúp người nghèo đói và những kẽ bị áp bức trên phương diện công lý. Phúc Âm cho chúng ta thấy thực chất rằng tất cả sự giàu có của chúng ta (ngay cả những sự giàu có do chúng ta làm ra) rốt cuộc là đến từ sự ban cho nhưng không của Chúa. Do đó, người không có lòng ban cho của cải cho kẽ khác một cách rộng rãi không những chỉ là thiếu lòng thương xót mà còn là bất công. Vì Đấng Christ đem lại sự cứu rỗi cho chúng ta qua sự hy sinh, đạt được quyền thế qua sự yếu đuối và phục vụ, và trở nên giàu có bằng cách ban cho hết thảy. Những người nhận lãnh được sự cứu rỗi không phải là những kẽ mạnh và thành công, nhưng ngược lại họ là những người chấp nhận sự yếu đuối và hư mất của chính mình. Chúng ta không nên có cái nhìn thờ ơ đối với những người nghèo, và bị áp bức nhẩn tâm bảo họ tự cứu mình ra khỏi tình trạng khốn cùng. Chúa Giê-xu không hề đối xử chúng ta như vậy. Phúc Âm thay thế tính tôn cao đó đối với người nghèo khổ bằng sự nhơn từ và thương xót. Hội Thánh Chúa phải tích cực tham gia vào các công tác công lý và hòa thuận với người lân cận mình bằng cách phục vụ và đồng thời kêu gọi họ trở lại tin nhận Chúa và được tái sinh. Chúng ta làm việc để mang lại sự tốt lành vĩnh cửu và cho lợi ích chung và bày tỏ lòng yêu thương quên mình cho tha nhân mặc dù họ tin như chúng ta hay không tin. Sự thờ ơ đối với người nghèo khổ và thấp kém nói lên rằng chúng ta thật sự chưa nắm rõ lẽ đạo của sự cứu rỗi bởi đức tin.

Kết Luận

Mục vụ chúng tôi vừa đề ra là điều tương đối khác thường. Rất có nhiều hội thánh nhằm mục đích chiêu mộ tín hữu đã giúp đở nhiều người đến Đấng Christ. Cũng có một số nhiều hội thánh có nỗ lực cộng tác với văn hóa qua hoạt động chính trị. Có một phong trào Ân tứ đang phát triển nhanh, nhằm chú trọng vào tinh thần hăng hái nồng nhiệt trong sự thờ phượng tập thể. Cũng có nhiều hội thánh đặt biệt quan tâm duy trì sự cứng rắng và tinh khiết của giáo lý và họ làm bằng mọi cách để giữ mình biệt lập với thế gian. Và cũng có những hội thánh nặng lòng dấn thân để giúp đở người nghèo và bị cô lập.

Tuy nhiên, chúng tôi chưa chứng kiến cụ thể những hội thánh thể hiện Phúc Âm một cách thống nhất như chúng tôi vừa trình bày. Trong ân sủng Chúa, chúng tôi xác nhận nhiều ưu điểm trong một số hội thánh, nhưng chúng tôi chưa thấy ở đây mục vụ nào tập trung vào Phúc Âm được phổ biến một cách rộng rải. Chúng tôi thấy rằng sự thăng bằng này sẽ đào tạo Hội Thánh trở nên rất hữu hiệu trong sự giảng dạy, chứng đạo và biện giáo, tăng trưởng và mở mang Hội Thánh. Họ sẽ nhấn mạnh về sự ăn năn, đổi mới cá nhân, và đời sống thánh khiết, và cũng đồng thời, trong các hội thánh này sẽ có những đường hướng tham gia vào những cơ cấu xã hội của thường dân và góp phần với nghệ thuật, thương mại, học thức, và chính quyền. Chúng ta sẽ có những sự kêu gọi trong cộng đồng Cơ-đốc vì từ đó các tín hữu có thể chia sẽ của cải và vật chất để giúp đở người nghèo khó và kẽ bị cô lập. Những điều ưu tiên này sẽ được phối hợp và bổ túc lẫn nhau trong mỗi hội thánh địa phương.

Điều gì có thể mang lại sự tăng trưởng cho phong trào hội thánh thể hiện Phúc Âm? Câu trã lời là trước nhất, để làm vinh hiển chính Ngài, Đức Chúa Trời mang đến sự phấn hưng từ lòng nhiệt thành và dốc đổ cầu nguyện của con dân Ngài. Nhưng chúng tôi cũng tin rằng phải có những bước kế tiếp; Hội Thánh Chúa sẽ có nhiều triển vọng nếu chúng ta có sự nhất trí được trong sự hiểu biết về lẽ thật, phương pháp đọc Thánh Kinh hữu hiệu nhất, cách chúng ta liên hệ với văn hóa, nội dung của Phúc Âm, và mục vụ Hội Thánh thể hiện Phúc Âm. Chúng tôi tin rằng những cam kết này sẽ dẩn chúng ta đến sự tươi mới của Lời Chúa, đến gần Đấng Christ, đến gần Phúc Âm của Đấng Christ, và bởi chính ân sủng Chúa, chúng ta sẽ là những hội thánh được lớn lên hầu để bước “đi ngay thẳng theo lẽ thật của Tin-lành” (Ga-la-ti 2:14). Chúng ta rất hổ thẹn về tội lỗi và thất bại của chính mình, nhưng cũng vô vàn biết ơn về sự tha thứ của Chúa, và tha thiết thấy được sự vinh quang của Chúa được biểu lộ qua lòng thuận phục bước theo Đức Chúa Con.