Chuẩn Bị Cho Hôn Nhân: Trợ Giúp Cho Các Cặp Đôi Cơ Đốc/Hôn nhân, độc thân và sự tiếp đãi nhau trong đức hạnh của Cơ Đốc nhân

Từ Gospel Translations Vietnamese

Related resources
More By John Piper
Author Index
More About Marriage
Topic Index
About this resource
English: Preparing for Marriage: Help for Christian Couples/Marriage, Singleness, and the Christian Virtue of Hospitality

© Desiring God

Share this
Our Mission
This resource is published by Gospel Translations, an online ministry that exists to make gospel-centered books and articles available for free in every nation and language.

Learn more (English).
How You Can Help
If you speak English well, you can volunteer with us as a translator.

Learn more (English).

Sự cuối cùng của muôn vật đã gần. Vậy hãy có một tâm trí sáng suốt và tự chủ để cầu nguyện. Trên hết, hãy giữ gìn tình yêu dành cho nhau cách chân thật, bởi tình yêu thương che đậy vô số tội lỗi. Hãy tiếp đãi nhau nhưng chớ cằn nhằn. Mỗi một người nên dùng ân tứ đã nhận lãnh để phục vụ người khác, như một người quản trị giỏi, khéo quản trị ân sủng khác nhau của Đức Chúa Trời. Nếu có ai giảng luận thì hãy giảng như nói ra lời của Đức Chúa Trời; nếu có ai phục vụ, hãy phục vụ bằng sức mạnh Chúa ban, để trong mọi sự Đức Chúa Trời được ca ngợi qua Chúa Cứu Thế Giê-su. Vinh quang và quyền năng thuộc về Ngài đời đời. A-men.

—1 Phi-e-rơ 4:7–11

Điều thúc đẩy dẫn đến chương này là niềm ao ước tôn cao Đấng Christ qua cách những người đã kết hôn và còn độc thân bày tỏ lòng mến khách với nhau. Hoặc nói cách khác, nếu điều đó đúng - là điều mà tôi tin - rằng gia đình của Đức Chúa Trời được thành hình bởi sự tái sinh và đức tin nơi Đấng Christ, là điều chính yếu hơn và lâu bền hơn so với gia đình được thành hình bởi hôn nhân, sinh sản và nhận con nuôi, thì cách gia đình thuộc linh, đời đời (Hội thánh) liên hệ với nhau (gồm người đã lập gia đình và độc thân) như thế nào, là lời chứng quan trọng cho thế gian thấy: đời sống của chúng ta đều hướng về quyền tối cao của Đấng Christ và các mối quan hệ của chúng ta đó được hoạch định không phải chỉ bởi bản chất tự nhiên mà còn bởi Đấng Christ. Tôi ước ao thấy Đấng Christ được tôn cao qua người đã kết hôn sống chan hòa với người độc thân và người độc thân sống chan hòa với người đã kết hôn vì cớ Đấng Christ và Phúc âm.

“Vì Người Đó Là Môn Đệ Ta”

Chúa Giê-xu phán: “Ai cho một trong những người bé mọn này chỉ một ly nước lạnhvì người đó là môn đệ Ta, thật, Ta bảo các con, người ấy sẽ không mất phần thưởng của mình đâu.” (Ma-thi-ơ 10:42). Tất nhiên, Chúa Giê-xu cũng nói rằng chúng ta phải yêu kẻ thùnghịch mình (Ma-thi-ơ 5:44), và Phao-lô nói: việc cho kẻ thù chúng tanước uống (Rô-ma 12:20). Loại yêu thương đó sẽ nhận được phần thưởng của nó. Nhưng ở đây Chúa Giê-xu nói: bày tỏ sự tử tế đơn giản cho người ta chính xác bởi vì họ là những người theo Chúa Giê-xu. Và điều đó cũng sẽ nhận được phần thưởng của nó.

Nói cách khác, khi bạn nhìn vào đôi mắt của người độc thân hay người đã lập gia đình, bạn thấy gương mặt của một người theo Chúa Giê-xu - một anh em hoặc một chị em trong gia đình đời đời của chính bạn - mối liên hệ giữa họ với Chúa Giê-xu mà bạn thấy đó sẽ khuấy động lòng bạn về sự tử tế trong thực tiễn - như lòng mến khách - vì cớ Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu là trọng tâm ở đây. Ngài phán: hãy làm điều này “bởi vì người đó là môn đệ Ta.”Ta sẽ được vinh hiển một cách đặc biệt nếu con vì lý do đó cho môn đệ Ta một ly nước uống. Nếu con mời người đó vào nhà mình, hãy làm điiều này vì danh Ta." Đó là ý nghĩa của điiều tôi muốn nói: Tôi ao ước thấy Đấng Christ được tôn cao qua việc người đã kết hôn sống chan hòa với người độc thân và người độc thân sống chan hòa với người đã kết hôn.

Thế Giới Vật Chất - Dành Cho Sự Vinh Quang
Của Đức Chúa Trời

Tôi muốn nói thêm chỉ vài lời giới thiệu trước khi chúng ta xem xét bản văn 1 Phi-e-rơ. Có bao giờ bạn hỏi: "Tại sao Đức Chúa Trời ban cho chúng ta thân xác và tạo nên một thế giới vật chất? Và tại sao Ngài làm cho thân xác chúng ta sống lại từ cõi chết, khiến chúng trở nên mới và rồi giải phóng trái đất này để nó trở nên mới, là nơi chúng ta có thể sống mãi mãi trong thân thể mới của mình? Nếu như Đức Chúa Trời đã dự định có được sự ca ngợi vĩ đại ("CHÚA thật vĩ đại! Rất đáng được ca ngợi;" Thi Thiên 66:4), tại sao Ngài không tạo nên chỉ thiên sứ thôi, không có thân xác nhưng có tấm lòng tuyệt vời, có thể nói chuyện với Ngài, không phải với nhau? Tại sao mọi thân xác này và tại sao con người lại có khả năng giao tiếp với nhau? Và tại sao lại có cây cối, mặt đất, nước, lửa, gió, sư tử, chiên con, hoa huệ, chim, bánh mì, và rượu?

Thánh Hóa Thức Ăn và Tính Dục

Thực tại vật chất là tốt lành. Đức Chúa Trời tạo dựng nó như một sự khải thị cho vinh quang Ngài. Và Ngài có ý định qua chúng ta thánh hóa nó và qua nó chúng ta thờ phượng Ngài - nghĩa là nhìn thấy nó trong mối liên hệ với Chúa và dùng nó như một cách để tôn cao Ngài và khi làm như vậy sẽ đem đến cho chúng ta sự vui thỏa. Mọi điều đó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc có gia đình hoặc độc thân. Nó bảo vệ chúng ta khỏi sự tôn sùng tính dục và thức ăn như các thần tượng. Chúng không phải là chúa, chúng được tạo dựng bởi Đức Chúa Trời để tôn vinh Ngài. Và nó bảo vệ chúng ta khỏi sự lo ngại tính dục và thức ăn như là điều xấu. Chúng không phải là điều xấu, chúng là những phương tiện của sự thờ phượng - chúng là những cách để tôn cao Đấng Christ. Đây là câu gốc: 1 Ti-mô-thê 4:1–5. Đây là một trong các câu quan trọng nhất trong Kinh Thánh về ý nghĩa của lòng ước muốn vật chất và tính dục.

Thánh Linh nói rõ ràng rằng trong thời kỳ về sau một số người sẽ chối bỏ đức tin mà chạy theo các thần lừa dối và sự dạy dỗ của ma quỷ, qua sự giả hình của những kẻ nói dối là những kẻ có lương tâm chai lì, cấm cưới gả đòi hỏi kiêng cữ các thức ăn mà Đức Chúa Trời đã dựng nên, dành cho những người tin và hiểu biết lẽ thật, tiếp nhận với tấm lòng biết ơn. Vì mọi vật Đức Chúa Trời sáng tạo đều tốt lành, không có điều gì đáng bỏ, nếu ta cảm tạ mà nhận lãnh, bởi tất cả đều được thánh hoá do lời Đức Chúa Trời và lời cầu nguyện.

Tính dục và thức ăn - hai thần tượng lớn vào thế kỷ thứ nhất tại Tiểu Á và thế kỳ hai mươi mốt tại Mỹ. Đối với những ai giải quyết nan đề thần tượng tính dục và đồ ăn bằng cách từ bỏ hoặc tránh chúng, cách Đức Chúa Trời đáp ứng là gọi những người dạy dỗ như vậy là ma quỷ - "đạo lý của ác quỷ" (c. 1). Vậy, giải pháp của Đức Chúa Trời là gì? Vì mọi vật Đức Chúa Trời sáng tạo đều tốt lành, không có điều gì đáng bỏ, nếu ta cảm tạ mà nhận lãnh, bởi tất cả đều được thánh hoá do lời Đức Chúa Trời và lời cầu nguyện. Bạn thánh hóa thức ăn bằng cách sử dụng nó dựa theo Lời Chúa trên tinh thần cầu nguyện thuận phục Đấng Christ. Bạn thánh hóa tính dục cũng bằng cách sử dụng nó dựa theo Lời Chúa trên tinh thần cầu nguyện thuận phục Đấng Christ.

Tôn Cao Đấng Christ—Độc Thân Hoặc Đã Lập Gia Đình

Mọi điều trên đơn giản là sự giới thiệu để làm rõ: vẻ đẹp của hôn nhân giống như một ẩn dụ hiển hiện về tình yêu giao ước giữa Đấng Christ và Hội thánh, và vẻ đẹp của sự độc thân giống như một ẩn dụ hiển hiện về bản chất thuộc linh của gia đình Đức Chúa Trời được lớn lên qua sự tái sinh và đức tin, không phải qua sinh sản và tính dục - để làm sáng tỏ trong mọi điều này, cả hai việc lập gia đình hay sống độc thân, không nên thần tượng hoặc e ngại một phía nào. Tình trạng hôn nhân và độc thân có thể bị thần tượng hóa. Các cặp vợ chồng có thể tôn sùng lẫn nhau, hoặc tôn sùng tính dục, hay tôn sùng con cái họ, hoặc tôn sùng năng lực mua sắm nhân đôi do không có con. Những người độc thân có thể tôn sùng quyền tự chủ và sự độc lập của mình. Những người độc thân có thể xem hôn nhân như một sự thỏa hiệp của Cơ Đốc nhân hạng tầm thường đối với sự ham muốn dục vọng. Những người đã lập gia đình có thể nhìn vào sự độc thân như một biểu hiện của sự non nớt, hay thiếu trách nhiệm, hoặc thiếu khả năng, hay thậm chí đồng tính.

Nhưng điều tôi muốn làm rõ là có những cách tôn cao Chúa trong việc lập gia đình và những cách tôn cao Chúa trong việc sống độc thân.. Có những cách sử dụng thân thể chúng ta, ham muốn trong hôn nhân của chúng ta, và sự độc thân để tôn cao Đấng Christ.

Một Câu Nói Về Sự Mang Tiếng Trong 1Cô-rinh-tô 7:9

Tôi nghĩ rằng tôi nên có một nhận định ngắn về một câu nói liên quan sự mang tiếng trong 1 Cô-rinh-tô 7:9: "Nếu anh chị em không thể kiềm chế mình, thì hãy cưới gả. Vì lập gia đình vẫn tốt hơn là để tình dục nung đốt.” Hãy nhớ, điều này được đề cập rõ ràng đến những người nam và những người nữ (c. 8). Và đây là một điều mà tôi muốn nói tới: Khi một người mưu cầu hôn nhân, cần nhận biết rằng với tư cách một người độc thân, anh ấy hay cô ấy sẽ bị "tình dục nung đốt," Điều đó không nên được hiểu rằng hôn nhân sẽ trở thành một kênh chỉ dành cho tính dục. Phao-lô không hề có ý đó theo nội dung Ê-phê-sô 5.

Thay vì như vậy, khi một người kết hôn—hãy để tôi dùng ví dụ cách đơn giản về người nam—anh ấy đem lòng ham muốn nhục dục của mình và làm giống như vậy đối với những điều mà tất cả chúng taai cũng muốn làm trước mọi nhu cầu thể xác, với ước muốn khiến chúng trở nên có ý nghĩa cho sự thờ phượng—1) Đem nó vào sự thuận phục theo Lời Chúa 2) Đặt nó ở dưới một khuôn mẫu cao hơn về tình yêu và sự chăm sóc 3) Chuyển đổi giai điệu khoái cảm thể xác thành giai điệu thờ phượng thuộc linh 4) Lắng nghe âm vang về sự tốt lành của Đức Chúa Trời thấu đến từng dây thần kinh 5) Tìm kiếm sự nhân đôi niềm vui sướng qua việc tạo nên niềm vui cho cô ấy và cho chính mình, và 6) Dâng lời tạ ơn Đức Chúa Trời từ nơi đáy lòng mình bởi anh ấy biết và cảm thấy rằng mình không hề xứng đáng một chút nào đối với niềm hân hoan này.

Tôn Vinh Đấng Christ Qua Sự Bày Tỏ Lòng Tiếp Đãi Nhau

Bây giờ hãy đến với phân đoạn 1 Phi-e-rơ 4:7–11, và xem đoạn này thúc đẩy điều gì, đó là, một sự khao khát để Đấng Christ được tôn vinh trong cách thức người đã lập gia đình và người độc thân bày tỏ lòng mến khách với nhau. Chúng ta sẽ đi nhanh xuyên suốt bản văn cùng những nhận định ngắn gọn, sau đó rút ra các áp dụng đơn giản và rõ ràng - rồi cầu nguyện xin Chúa dùng những lời này để biến đồi chúng ta cách quyền năng cho sự vinh quang Ngài và cho sự vui mừng của chúng ta.

Sự Cuối Cùng Đã Gần

Câu 7: “Sự cuối cùng của muôn vật đã gần.” Phi-e-rơ biết rằng với sự hiện đến của Đấng Mê-si, sự cuối cùng của các thời đại đã đến. (1 Cô-rinh-tô 10:12; Hê-bơ-rơ 12:2). Vương quốc của Đức Chúa Trời đã đến.(Luke 17:21). Và do đó sự hoàn thiện của muôn vật sẽ tỏa khắp thế giới trong chốc lát.

Vì vậy, như lời Chúa Giê-su dạy chúng ta cảnh giác và giữ tỉnh thức đời sống mình, Phi-e-rơ nói (c. 7), “Vậy hãy có một tâm trí sáng suốt và tự chủ để cầu nguyện.” Nghĩa là, hãy vun trồng mỗi mối quan hệ cá nhân của bạn đối với Đấng mà bạn mong được gặp, mặt đối mặt trong ngày Ngài trở lại. Đừng trở nên lạ lẫm với Đấng Christ. Bạn sẽ không muốn gặp Ngài như một người xa lạ. Trong sự cầu nguyện, hãy tìm kiếm mọi sự giúp đỡ mà bạn sẽ cần đến vào những ngày cuối cùng này, để rồi bạn có thể đứng vững trong những ngày áp lực lớn.(Lu-ca 21:36). Và đừng tùy thuộc vào tính tự phát để đem bạn vào sự cầu nguyện. “Vậy hãy có một tâm trí sáng suốt và tự chủ để cầu nguyện.”

Tình Yêu Là Sự Vượt Trội

Rồi đến câu 8: “Trên tất cả mọi sự, hãy yêu nhau sâu đậm, vì tình yêu thương che phủ vô số tội lỗi.” Tình yêu là sự vượt trội, nó sẽ càng được cần đến hơn trong thời kỳ cuối cùng cận kề. Tại sao? Bởi vì những áp lực, bức xúc và khổ nạn trong những ngày cuối cùng sẽ đặt các mối quan hệ ở dưới sự căng thẳng to lớn. Nhưng trong những ngày này, chúng ta sẽ cần đến nhau, rồi thế gian nhìn xem và thấy nếu chúng ta sống thật: "Nếu các con yêu thương nhau, thì nhờ đó mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ Ta" (Giăng 13:35). Liệu chúng ta có bao bọc, chịu đựng và nhẫn nại với những lỗi lầm và khuyết điểm của nhau hoặc để sự giận cai trị lòng mình không?

Tiếp Đãi Nhau Mà Không Cằn Nhằn

Câu 9 đưa ra một khuôn mẫu của sự yêu thương và nó có cho biết gì về điều tác giả đề cập đến: hành động mà không cằn nhằn không? “Hãy tiếp đãi nhau nhưng chớ cằn nhằn.” Nếu chúng ta yêu thương cách chân thành và tình yêu che phủ vô số tội lỗi, thì chúng ta sẽ không cằn nhằn một cách quá dễ dàng phải không? Tình Yêu thương che đậy nhiều điều làm cho chúng ta cằn nhằn. Vậy sự tiếp đãi không cằn nhằn là sự kêu gọi cho Cơ Đốc nhân trong những ngày sau rốt. Trong những ngày bạn gặp nhiều căng thẳng, có nhiều tội lỗi cần che phủ và nhiều nguyên nhân khiến đầy dẫy sự càu nhàu - trong những ngày đó, Phi-e-rơ nói: điều chúng ta cần làm là thực hành sự tiếp đãi nhau.

Nhà của chúng ta cần được mở cửa. Bởi lòng của chúng ta đang mở.. Lòng của chúng ta mở ra vì tấm lòng của Đức Chúa Trời rộng mở đối với chúng ta. Bạn có nhớ sứ đồ Giăng đã nối kết tình yêu của Đức Chúa Trời với sự yêu thương của chúng ta trong mối liên hệ tiếp đãi nhau như thế nào không? Ông viết trong 1 Giăng 3:16-17: "Đây là điều giúp chúng ta biết tình yêu thương là gì: Ấy là Ngài đã hy sinh mạng sống mình vì chúng ta. Vậy chúng ta cũng nên hy sinh mạng sống mình vì anh chị em. Nếu ai có của cải thế gian thấy anh chị em mình đang túng thiếu nhưng chặt dạ, không giúp đỡ người đó thì làm sao tình yêu thương của Đức Chúa Trời ở trong người ấy được?”

Người Quản Trị Ân Sủng Khác Nhau Của Đức Chúa Trời

Đó là không gian chúng ta có thể đi xa trong phân đoạn này. Ngoại trừ điều đơn giản được chỉ ra khi chúng ta nhóm nhau lại tại nhà. Câu 10: "Mỗi một người nên dùng ân tứ đã nhận lãnh để phục vụ người khác, như một người quản trị giỏi, khéo quản trị ân sủng khác nhau của Đức Chúa Trời." "Quản trị ân sủng khác nhau của Đức Chúa Trời." Tôi yêu thích câu này. Mỗi Cơ Đốc nhân là một người quản trị - một người trông nom, một người quản lý, một người giám thị, một người phân phối, một người đầy tớ - cho ân sủng khác nhau của Đức Chúa Trời.. Thật là một lý do tuyệt vời để có được sự sống! Mỗi Cơ Đốc nhân sống trong ân sủng. “ Đức Chúa Trời có thể ban cho anh chị em mọi ân phúc dồi dào, để anh chị em luôn luôn được đầy đủ trong mọi sự lại còn dư dả để làm mọi việc lành” (2 Cô-rinh-tô 9:8). Nếu bạn e ngại việc tiếp đãi nhau—điều đó cho thấy bạn không có bao nhiêu sức lực riêng hay của cải riêng — Vậy thì tốt. Vì lúc đó bạn sẽ không khiến ai e ngại. Bạn sẽ trông cậy càng nhiều hơn nữa vào ân sủng của Đức Chúa Trời. Bạn sẽ nhìn vào công việc của Đấng Christ càng hơn, không phải là công việc riêng của chính mình. Và ồ thật là phước hạnh dường nào cho những người bước vào ngôi nhà đơn sơ của bạn. Căn hộ nhỏ bé của bạn.

Hãy Tiếp Nhận Nhau Như Đấng Christ Đã Tiếp Nhận Bạn

Và đây: Đức hạnh Cơ Đốc trong sự tiếp đãi nhau - một chiến lược yêu thương trong thời kỳ cuối cùng tôn cao Đấng Christ.

Đây là các áp dụng để kết thúc: Thứ nhất, đối với mọi người: Nếu bạn thuộc về Đấng Christ, nếu bạn đã nhận lấy sự tiếp đãi cứu chuộc của Ngài, Đấng đã trả giá bằng chính huyết của mình, thì hãy vươn lòng ra tiếp đãi người khác. Rô-ma 15:7: “Hãy tiếp nhận nhau như Chúa Cứu Thế đã tiếp nhận chúng ta để đem vinh quang cho Đức Chúa Trời.” Bạn sống trong ân sủng miễn phí hàng ngày.. Hãy làm người quản trị tốt cho điều đó trong sự tiếp đãi nhau.

Thứ hai, đối với các cặp vợ chồng: Hãy có kế hoạch trong đó, sự tiếp đãi nhau của bạn phải bao gồm cả người độc thân - các nhóm nhỏ, các bữa ăn thông công ngày Chúa nhật, các buổi dã ngoại, các kỳ nghỉ lễ. Và đừng làm lớn chuyện về việc đó Hãy làm cách tự nhiên. Và đừng quên rằng có cả những người độc thân tám tuổi, những người độc thân sáu mươi tuổi, những người độc thân năm mươi, bốn mươi, ba mươi và hai mươi tuổi, nam, nữ, đã từng lập gia đình và chưa từng lập gia đình, ly dị và góa bụa. Suy nghĩ như một Cơ Đốc nhân. Đây là gia đình của bạn, sâu đậm hơn và thường xuyên hơn cả họ hàng bà con bạn.

Thứ ba, đối với người độc thân: Hãy tỏ lòng tiếp đãi cả với người độc thân lẫn với người đã lập gia đình. Điều đó có lẽ có vẻ khác thường. Nhưng liệu có nên không? Liệu nó có phải là một dấu hiệu trưởng thành và ổn định bất thường? Hay liệu nó là một dấu hiệu của ân sủng Đức Chúa Trời trong đời sống bạn?

Tôi cầu nguyện xin Chúa sẽ làm công việc tốt đẹp này giữa vòng chúng ta - tất cả chúng ta. Sự cuối cùng của muôn vật đã gần. Chúng ta hãy tỉnh thức trong sự cầu nguyện của mình. Chúng ta hãy yêu mến lẫn nhau. Chúng ta hãy làm người quản trị tốt cho vườn ân sủng của Đức Chúa Trời, và hãy bày tỏ lòng tiếp đãi nhau mà không cằn nhằn. “Hãy tiếp nhận nhau như Đấng Christ đã tiếp nhận bạn.”




Sứ mạng của "Desiring God" (Lòng Khát Khao Đức Chúa Trời) là mọi người ở khắp nơi hiểu được và nắm lấy lẽ thật: Khi chúng ta thỏa nguyện nhất ở nơi Ngài thì cũng là lúc Ngài được vinh quang nhất trong chúng ta. Chiến lược chính yếu của chúng tôi để hoàn thành sứ mạng này là thông qua sự hữu ích tối đa của trang mạng nhà hơn ba mươi năm giảng và dạy của John Piper, bao gồm các bản dịch đến hơn 40 ngôn ngữ.. Tất cả hoàn toàn miễn phí, xin cảm ơn các các cộng tác viên mục vụ rời rộng của chúng tôi. John Piper không nhận tiền bản quyền từ các sách ông viết và không nhận tiền thù lao từ "Desiring God". Tiền quỹ được đầu tư lại vào các nỗ lực truyền bá Phúc âm của chúng tôi. Nếu các bạn muốn khám phá xa hơn về khải tượng của "Desiring God", chúng tôi khích lệ các bạn ghé thăm www.desiringGod.org .