Chuẩn Bị Cho Hôn Nhân: Trợ Giúp Cho Các Cặp Đôi Cơ Đốc/Quan hệ tính dục trong hôn nhân

Từ Gospel Translations Vietnamese

Related resources
More By John Piper
Author Index
More About Marriage
Topic Index
About this resource
English: Preparing for Marriage: Help for Christian Couples/Sexual Relations in Marriage

© Desiring God

Share this
Our Mission
This resource is published by Gospel Translations, an online ministry that exists to make gospel-centered books and articles available for free in every nation and language.

Learn more (English).
How You Can Help
If you speak English well, you can volunteer with us as a translator.

Learn more (English).

Hôn nhân phải được mọi người kính trọng, loan phòng phải giữ cho tinh khiết, vì Đức Chúa Trời sẽ đoán phạt kẻ dâm dục và kẻ ngoại tình. Hãy giữ nếp sống không tham tiền, và thỏa lòng với những gì mình hiện có vì Chúa hứa: “Ta không bao giờ lìa con, chẳng bao giờ bỏ con!” — Hê-bơ-rơ 13:4–5

Điều thú vị là Hê-bơ-rơ đặt tiền bạc và chốn loan phòng bên cạnh nhau. Tôi ngờ rằng đó là một sự trùng khớp, vì hầu hết các nhà tư vấn ngày nay đặt tiền bạc và quan hệ tính dục ở gần đầu danh sách của họ về các điều rắc rối trong hôn nhân. Sự thỏa thuận trong các vấn đề tiền bạc và hòa hợp trong chăn gối dường như không đến cách dễ dàng. Điểm tập trung của chúng tôi trong chương này là mối quan hệ tính dục trong hôn nhân, không phải là tiền bạc.

"Hôn nhân phải được mọi người kính trọng, loan phòng phải giữ cho tinh khiết." Đó là, hãy để cho mối quan hệ tính dục trong hôn nhân giữ được thuần khiết, tinh sạch, không chỗ tì vết. Tất cả các thuật ngữ "tinh khiết", "thuần khiết", "tinh sạch", "không tì vết" chỉ đơn giản là các ẩn dụ trực quan hay cảm nhận được dành cho một đòi hỏi đức hạnh đó là, đừng phạm tội trong mối quan hệ tính dục trong hôn nhân của bạn. Nhưng tội là gì? Tội là bất cứ hành động hay thái độ nào làm buồn lòng Đức Chúa Trời. Tôi thấy thật có ích khi tập trung vào bản chất cốt lõi của tội vì nó liên hệ đến năng lực tích cực lớn trong nếp sống Cơ Đốc, nghĩa là, đức tin. Hê-bơ-rơ 11:6 nói: "Không có đức tin thì không thể nào đẹp lòng Đức Chúa Trời." Điều này ngụ ý hai điều:

  1. Bởi vì tội lỗi là bất cứ điều gì làm buồn lòng Chúa và vì không có đức tin, bạn không thể làm đẹp lòng Ngài được. Cho nên nếu bạn không có đức tin, mọi việc bạn làm là tội vì mọi việc bạn làm đó đều làm buồn lòng Chúa.
  2. Những gợi ý này rất rõ ràng rằng phải có một sự gần gũi, có lẽ nhân quả, trong mối liên quan giữa sự vắng thiếu đức tin và tội lỗi. Và Rô-ma 14:23 xác chứng đúng là có một sự liên hệ. Trong đó nói: "Phàm làm việc gì không bởi đức tin là phạm tội." Theo trật tự các từ, bản chất thiết yếu của các hành động và thái độ mà chúng ta gọi là tội, là điều không phải được xúi giục hay thúc đẩy bởi một tấm lòng của đức tin. Điều tạo ra một thái độ hay hành động làm buồn lòng Chúa là nó không lớn lên từ đức tin trong Chúa. Chính xác tội lỗi là một điều ác vì sự thất bại của nó nằm ở chỗ không sản sinh ra đức tin.

Đức Tin, Tội Lỗi Và Quan Hệ Tính Dục Trong Hôn Nhân

Chúng ta cần làm rõ: hành động của chúng ta như thế nào là đến "từ đức tin" và như thế nào là không đến từ đức tin. Trước hết, loại đức tin có thể sản sinh ra thái độ và hành động không phạm tội là gì? Hê-bơ-rơ 11:1 nói rằng: "Đức tin là thực chất của những điều ta hy vọng, là bằng chứng của những việc ta không xem thấy." Theo thứ tự các từ, đức tin là sự quả quyết mà chúng ta cảm nhận được trong những điều tốt lành mà Chúa đã hứa làm cho chúng ta trong nay mai và đến đời đời. Chúng ta không thể nhìn thấy chúng, nhưng đức tin có sự bảo đảm rằng các lời hứa mà chúng ta hy vọng sẽ trở thành sự thật. Hê-bơ-rơ 11:6, đã đề cập ở trên nói: "Không có đức tin thì không thể nào đẹp lòng Đức Chúa Trời. vì người đến gần Đức Chúa Trời phải tin Ngài hiện hữu và Ngài tưởng thưởng cho những ai hết lòng tìm kiếm Ngài.”

Trong thứ tự các từ, đức tin làm hài lòng Đức Chúa Trời là sự đến cùng Chúa với lòng tin cậy rằng - có lẽ trái ngược với mọi vẻ bề ngoài - Ngài sẽ ban thưởng cho chúng ta mọi điều tốt lành mà Ngài đã hứa.

Bây giờ, làm thế nào đức tin lại sản sinh ra thái độ và việc làm không phải là tội lỗi? Trở lại với tôi trong Hê-bơ-rơ 13:5: "Hãy giữ nếp sống không tham tiền, và thỏa lòng với những gì mình hiện có” Lòng yêu tiền bạc là một sự thèm muốn không đẹp lòng Chúa, nó là tội. 1 Ti-mô-thê 6:10 nói: "Mê tham tiền bạc là cội rễ của mọi điều ác." Vậy, giải pháp cho lòng mê tham tội lỗi này và mọi điều ác lớn lên từ đó, là sự thỏa lòng: "Thỏa lòng với những gì mình hiện đang có.” Nhưng tác giả không để lại ở đây, bằng cách nào chúng ta có thể tự mình vực dậy sự thỏa lòng. Song ông tiếp tục đưa ra một căn bản cho sự thỏa lòng: "Vì Chúa phán: 'Ta không bao giờ lìa con, Chẳng bao giờ bỏ con.'" Điều căn bản cho sự thỏa lòng là là lời hứa giúp đỡ và mối thông công không bao giờ dứt của Đức Chúa Trời. Lời hứa được lấy từ Phuc Truyền Luật Lệ Ký 31:6: "Phải mạnh mẽ can đảm lên. Đừng sợ hãi kinh khiếp trước mặt các dân đó vì CHÚA, Đức Chúa Trời của anh chị em cùng đi với anh chị em; Ngài không bao giờ xa lìa hay rời bỏ anh chị em đâu.”

Cho nên tác giả thư Hê-bơ-rơ nói như vầy: Đức Chúa Trời thực hiện những lời hứa như an ủi, làm vững lòng, ban hy vọng, nếu chúng ta đặt đức tin trên những lời hứa này, chúng ta sẽ được thỏa lòng. Và sự thỏa lòng là phương thuốc để chữa lòng yêu mến tiền bạc mà cội rễ của nó là mọi điều ác.

Bây giờ chúng ta đã có thể thấy rõ hơn về hành động hay thái độ đến hoặc không đến "từ đức tin". Nếu chúng ta không có đức tin, không tin cậy vào lời hứa của Chúa: "Ta không bao giờ lìa con, chẳng bao giờ bỏ con,” chúng ta sẽ cảm thấy lo âu, bất an và sự lừa dối về quyền lực của đồng tiền để mua lấy sự an toàn và bình yên sẽ trở nên vô cùng hấp dẫn, điều đó dẫn đến sự khởi đầu việc sản sinh ra những đều ác khác trong chúng ta. Chúng ta có khuynh hướng ăn cắp hay lừa dối trong việc khai báo thuế thu nhập của mình, hoặc hợp lý hóa tại sao không nên dâng rời rộng cho Hội thánh, hay dễ dàng quên đi món nợ mà mình đang thiếu với một người bạn, hoặc từ chối trả bất cứ đồng nào để làm cho tài sản mình cho thuê có giá hơn, v.v... Những điều ác đến từ lòng yêu mến tiền bạc đó không bao giờ dứt. Lý do các điều ác này là tội lỗi là vì chúng không đến từ đức tin.

Nếu chúng ta đặt đức tin nơi lời hứa: "Ta không bao giờ lìa con, chẳng bao giờ bỏ con,” chúng ta sẽ được thoát khỏi nỗi lo âu và bất an do tham muốn nhiếu tiền hơn và chúng ta sẽ thắng hơn tội lỗi vốn là hậu quả của lòng ham mê tiền bạc. Nếu bạn thỏa lòng trong Đấng Christ, an nghỉ trên lời hứa của Ngài, Đấng luôn giúp đỡ và ở bên bạn, thì việc bị bắt phải ăn cắp, dối trá trong việc khai thuế thu nhập của mình, hà tiện trong việc dâng hiến, phớt lờ trong nợ nần của mình và áp bức người thuê nghèo, sẽ bị tiêu biến. Thay vào đó là việc làm trung thực, việc khai thuế thu nhập đầy đủ, chính xác, rời rộng với Hội thánh, trung tín trong việc hoàn trả nợ, đối xử với người thuê cũng giống như cách bạn muốn họ đối xử với bạn. Và mọi hành vi mới này sẽ không còn là tội nhưng là sự công chính, bởi vì nó đến từ đức tin trong niềm hy vọng về sự phán hứa của Chúa.

Bây giờ, để bạn không bị lạc khỏi sự kết nối giữa mọi điều trên với mối quan hệ chăn gối trong hôn nhân, hãy trở lui và nhắc lại chủ đề. Hê-bơ-rơ 13:4 nói: "Hôn nhân phải được mọi người kính trọng, loan phòng phải giữ cho tinh khiết," có nghĩa là: "Hãy để mối quan hệ giường chiếu trong hôn nhân không phạm tội, đừng phạm tội trong quan hệ tính dục của bạn." Tội lỗi là những gì bạn cảm thấy, suy nghĩ và hành động mà không tin cậy Chúa với Lời Ngài và yên nghỉ trên những lời Ngài hứa. Vì vậy, mệnh lệnh trong Hê-bơ-rơ 13:4 có thể được ghi nhận rằng: Hãy để mối quan hệ tính dục được thoát khỏi bất cứ hành động hay thái độ nào không đến từ đức tin nơi Lời Chúa. Hoặc nói một cách tích cực: Với quan hệ tính dục trong hôn nhân của bạn, hãy có thái độ và thể hiện hành động như trên, là những điều phát xuất từ sự mãn nguyện do thỏa lòng nương trên các lời hứa của Chúa.

Tại Sao Tìm Kiếm Thỏa Mãn Nhục Dục Trong Hôn Nhân?

Nhưng ngay bây giờ, có một nan đề nổi lên. Một ai đó có thể sẽ hỏi: "Nếu tôi được mãn nguyện qua đức tin nơi lời hứa của Chúa, tại sao tôi thậm chí còn tìm kiếm sự thỏa mãn tính dục làm gì nữa?" Đó là một thắc mắc hay. Và câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi trên là: "Có thể bạn không nên tìm kiếm bất cứ sự thỏa mãn tính dục nào. Có lẽ bạn nên sống độc thân." Đây là điều Phao-lô đã hối thúc trong 1 Cô-rinh-tô 7:6-7.. Ông nói: "Không có nghĩa là tôi truyền lệnh cho mọi người lập gia đình và thỏa mãn ham muốn nhục dục. Tất cả những điều tôi muốn nói là thèm muốn thân xác thì không không có vấn đề gì, và nếu một người có ước muốn thôi thúc phải có, thì hôn nhân là nơi thỏa mãn nhu cầu đó." Nhưng (câu 7) :"Tôi muốn mọi người (độc thân) được như tôi. Nhưng Đức Chúa Trời ban cho mỗi người một ân tứ riêng, người được ân tứ này, kẻ được ân tứ khác.” Đây là một câu thật sự đáng chú ý. Phao-lô có thể mong muốn mọi người độc thân giống như ông: thoát khỏi sự vấn vương của cuộc sống gia đình và sự thôi thúc mạnh mẽ của việc lập gia đình. Nhưng ông biết rằng đó không phải là ý Chúa: "Đức Chúa Trời ban cho mỗi người một ân tứ riêng." Chúa muốn một số người lập gia đình và một số người sống độc thân. Ngài không ban cho mọi người giống Phao-lô. Một số người Ngài ban cho giống Phi-e-rơ - người đem vợ theo trong các chuyến hành trình truyền giáo của mình. (1 Cô-rinh-tô 9:5) Vậy, câu trả lời cho thắc mắc đầu tiên: "Nếu tôi được mãn nguyện qua đức tin nơi lời hứa của Chúa, tại sao tôi phải tìm kiếm sự thỏa mãn nhục dục?", đó là: "Có lẽ bạn không nên lập gia đình. Chúa có thể muốn bạn độc thân.”

Còn câu trả lời thứ hai cho thắc mắc này là: Sự thỏa lòng do lời hứa của Chúa đem đến không có nghĩa là chấm dứt hết mọi ước muốn đặc biệt là ước muốn về thân xác. Ngay cả Chúa Giê-xu vốn có đức tin toàn hảo, vẫn biết đói và có ước muốn về thức ăn, biết mệt mỏi và mong muốn được nghỉ ngơi. . Lòng khao khát về tính dục ở trong cùng thể loại này. Sự thỏa lòng của đức tin không cất lấy bất cứ điều gì hơn là cất đi sự đói khát và buồn chán. Vậy thì, sự thỏa lòng có ý nghĩa gì trong mối liên hệ với sự khao khát tính dục đang diễn ra? Tôi nghĩ ý nghĩa của nó nói lên hai điều:

  1. Nếu sự thỏa mãn của ước muốn đó bị khước từ qua sự độc thân, thì sự khước từ đó sẽ được bù đắp bởi phần giúp đỡ của Chúa và mối thông công qua đức tin một cách dư dật. Trong Phi-líp 4:11–13 Phao-lô nói: "Tôi nói thế không phải vì thiếu thốn, vì tôi đã tập thỏa lòng trong mọi cảnh ngộ...Tôi đã học được bí quyết để sống no đủ hay đói khát, sung túc hay thiếu thốn. Tôi đủ sức làm được mọi việc nhờ Đấng ban thêm năng lực cho tôi.” Nếu Phao-lô có thể học sống thỏa lòng trong đói khát, thì chúng ta có thể học sống thỏa lòng một khi Chúa chọn không ban cho chúng ta sự thỏa mãn tính dục.
  2. Một điều khác của ý nghĩa về sự thỏa lòng trong mối liên hệ với sự khao khát tính dục đang diễn ra là: Nếu sự thỏa lòng không từ chối chúng ta nhưng mời chào chúng ta trong hôn nhân, chúng ta sẽ theo đuổi và tận hưởng nó chỉ ở trong cách phản ánh đức tin của chúng ta mà thôi. Nói theo cách khác, trong khi sự thỏa lòng do lời hứa của Chúa đem đến không có nghĩa là chấm dứt hết ước muốn khi đói khát, buồn chán hay khát vọng nhục dục của chúng ta, nó biến hóa cách chúng ta hài lòng với những khát vọng đó. Đức tin không ngăn cản chúng ta ăn uống, nhưng nó ngăn cản chúng ta đam mê ăn uống, nó không ngăn cản chúng ta ngủ nhưng giữ chúng ta khỏi thói lười biếng. Nó không năn cản chúng ta ước muốn nhục dục, nhưng ...... Nhưng điều gì? Đó là điều chúng ta muốn dành ra trong phần còn lại của chương này để cố gắng trả lời, dù khoảng trống ở đây chỉ cho phép một câu trả lời cục bộ.

Đức Tin Tin Rằng Tính Dục Là Một Món Quà
Của Đức Chúa Trời

Trước hết, khi tai nghe của đức tin nghe được lời chép trong 1 Ti-mô-thê 4:4 rằng:"Tất cả những gì Đức Chúa Trời tạo ra đều tốt đẹp, không có gì đáng bỏ cả, nhưng chúng ta phải biết nhận lãnh với lòng biết ơn, vì lời Đức Chúa Trời và lời cầu nguyện thánh hóa các thứ ấy." - thì tai đức tin nghe những lời đó, sẽ tin. Vì vậy, đức tin trân trọng thân thể và sự khao khát của nó như món quà Chúa ban. Đức tin không cho phép một cặp vợ chồng nằm trên giường và tự nói với nhau: "Những việc chúng ta đang làm là dơ bẩn, đó là việc người ta làm trong các phim khiêu dâm." Thay vào đó, đức tin nói: "Đức Chúa Trời dựng nên hành động này, nó là tốt lành, và dành 'cho người tin và hiểu biết chân lý' (1 Ti-mô-thê 4:3)." Vì đây chính là thế giới đã cướp đoạt các món quà của Đức Chúa Trời và làm hư hỏng nó do sử dụng cách sai trái. Song họ chính đáng thuộc về con cái Đức Chúa Trời, và vì vậy đức tin không cho phép chúng ta xem họ như trần tục hoặc ô uế. “ Hãy giữ chốn loan phòng được mọi người tôn trọng và chốn loan phòng được tinh khiết.”

Đức Tin Giải Phóng Tội Lỗi Của Quá Khứ

Thứ hai, đức tin làm gia tăng sự hân hoan của mối quan hệ tính dục trong hôn nhân bởi vì nó giải phóng tội lỗi trong quá khứ. Tôi đang suy nghĩ, điểm chính yếu là chúng ta, những người đã lập gia đình nhưng cần phải nhìn lại vào một việc làm gian dâm, hay ngoại tình, hoặc loạn luân, hay buông mình trong đồng tính luyến ái, hoặc thủ dâm lâu năm, hay bận tâm với hình ảnh khiêu dâm, hoặc tán tỉnh lăng nhăng, hay ly dị. Và điều tôi muốn nói là như vầy: Nếu nó thật sự nằm ở trong bạn, bởi ân sủng của Đức Chúa Trời, hãy buông mình vào sự thương xót của Chúa để được tha thứ, rồi Ngài sẽ giải phóng bạn khỏi tội lỗi của quá khứ.

“Không còn sự đoán phạt đối với những người ở trong Chúa Cứu Thế Giê-su.” (Rô-ma 8:1).
“Còn đối với người không làm nhưng chỉ tin vào Đấng xưng công chính kẻ vô đạo thì đức tin của người ấy được kể là công chính.” (Rô-ma 4:5).
“ Phước cho người nào có sự vi phạm được tha thứ, tội lỗi mình được khỏa lấp. Phước cho người nào CHÚA không quy tội ác cho.” (Thi Thiên 32:1–2).
“Ngài không đối xử với chúng ta theo như tội lỗi chúng ta vi phạm; Ngài không báo trả chúng ta theo như gian ác chúng ta đã làm. Vì trời cao hơn đất bao nhiêu, thì tình yêu thương của Ngài cũng lớn bấy nhiêu cho những người kính sợ Ngài. Phương đông xa cách phương tây thể nào, thì Ngài cũng loại bỏ các vi phạm của chúng ta xa thể ấy.’’ (Thi Thiên 103:10–12).
“Nếu chúng ta xưng tội lỗi mình thì Ngài là Đấng thành tín và công chính sẽ tha thứ tội lỗi chúng ta và thanh tẩy chúng ta sạch mọi điều bất chính.” (1 Giăng 1:9).

Một con cái của Đức Chúa Trời không cần phải mang gánh tội lỗi vào trong chốn loan phòng. Nhưng cần một đức tin mạnh mẽ bởi Sa-tan yêu thích làm cho chúng ta cảm thấy không thể tha thứ cho sự sa đọa trong nếp sống cũ trước đây của mình. “Hãy chống cự nó, hãy đứng vững trong đức tin” (1 Phi-e-rơ 5:9). “Luôn luôn lấy đức tin làm thuẫn, nhờ đó anh chị em có thể dập tắt các tên lửa của kẻ ác” (Ê-phê-sô 6:16)—đức tin nơi Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu bạn và hiến chính mình Ngài vì bạn (Ga-la-ti 2:20), Đấng vốn chẳng biết tội lỗi, trở nên tội lỗi vì chúng ta để nhờ ở trong Chúa Cứu Thế chúng ta trở nên công chính trong Đức Chúa Trời (2 Cô-rinh-tô 5:21), chính Ngài đã gánh tội lỗi của chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ (1 Phi-e-rơ 2:24). Hãy nắm lấy sự tha thứ của bạn, và mang nó theo mình vào trong chốn loan phòng.

Đấng Christ đã chết thế cho tội lỗi của bạn để trong Ngài bạn có thể có mối quan hệ thân xác trong hôn nhân mà không còn mặc cảm tội lỗi.

Bây giờ hãy để tôi làm cho rõ một số điều mà tôi đã nói từ trước, đó là: mặc dù mặc cảm về tội lỗi của chúng ta có thể được rửa sạch, một số vết sẹo vẫn còn sót lại. Tôi có thể hình dung một cặp đôi ngay trước khi đính hôn ngồi với nhau ở một công viên, Anh ta quay sang cô gái và nói: "Có một điều mà anh cần phải nói ra, Hai năm trước, anh đã quan hệ thân xác với một cô gái khác, anh đã xa cách Chúa, và vụ việc chỉ trong một đêm. Anh đã khóc nhiều lần suốt đêm đó. Anh tin Chúa đã tha thứ cho anh và anh mong em cũng vậy." Trong nhiều tuần lễ tiếp theo đó, không phải không có nước mắt, cô gái tha thứ cho chàng trai và họ cưới nhau. Rồi đêm đầu tiên trong chuyến tuần trăng mật, họ nằm với nhau, chàng nhìn vào nàng, nước mắt đầm đìa trên đôi mắt cô ấy, chàng hỏi: "Có chuyện gì vậy, em?" Nàng đáp: "Em không thể chịu được, cứ nghĩ đến cố gái kia, khi cô ta nằm ngay chỗ em nằm đây." Rồi nhiều năm sau, cảm xúc mới lạ nơi thân thể của vợ chàng trở nên phai nhạt, chàng vô tình tìm lại chính mình khi trôi giạt trong sự hồi tưởng về cảm giác thăng hoa của tình một đêm trong lần đó. Đó là điều tôi muốn nói về vết sẹo. Và tất cả chúng ta đều có những vết sẹo như vậy. Tất cả chúng ta đều phạm tội, dù đã được tha thứ, nhưng nó làm cho đời sống hiện tại của chúng ta mang nhiều nan đề hơn lúc chúng ta chưa phạm tội.

Song tôi thật không muốn tạo ấn tượng rằng Đấng Christ bất năng khi chống lại những vết sẹo đó. Ngài có thể không cất bỏ mọi nan đề từ những vết sẹo gây rắc rối cho chúng ta đó, nhưng Ngài hứa hành động thậm chí ngay trong mọi nan đề này vì sự tốt lành cho chúng ta, nếu chúng ta yêu mến Ngài và được kêu gọi tùy theo mục đích của Ngài.

Hãy tượng tượng về cặp đôi mà tôi vừa đề cập tới. Tôi thích suy diễn đến một kết thúc vui vẻ. Họ cuối cùng đã đạt đến một mối quan hệ tính dục mãn nguyện bởi vì họ đã giải quyết nó một cách cởi mở trong sự cầu nguyện liên tục và nương tựa vào ân sủng của Chúa. Họ đã nói với nhau về mọi xúc cảm của họ. Họ không cất giữ điều gì trong lòng. Họ tin cậy lẫn nhau và giúp đỡ nhau, họ đã tìm thấy con đường dẫn đến bình an, hài hòa trong thân xác, và trên hết là tầm vóc mới trong ân sủng của Chúa dành cho họ.

Đấng Christ chịu chết cho chúng ta không những để cho chúng ta được ở trong Ngài, có thể có mối quan hệ thân xác trong hôn nhân cách tự do không mặc cảm tội lỗi, mà Ngài còn truyền dạy cho chúng ta những lợi ích thuộc linh thậm chí thông qua các vết sẹo của mình.

Đức Tin Sử Dụng Tính Dục Như Một Vũ Khí
Chống Lại Sa-tan

Bây giờ, điều thứ ba chúng ta có thể nói về đức tin và mối quan hệ tính dục trong hôn nhân là đức tin đó sử dụng tính dục chống lại Sa-tan. Hãy xem 1 Cô-rinh-tô 7:3–5.

Người chồng nên cho vợ mình có quyền chăn gối của cô ấy và người vợ đối với chồng cũng như vậy. Bởi người vợ không có quyền cai trị trên thân thể chính mình, nhưng người chồng thì có. Cũng vậy, người chồng không có quyền cai trị trên chính thân thể mình, nhưng người vợ thì có. Đừng từ chối nhau, ngoại trừ có khi cả hai có sự thỏa thuận dành ra một thời gian cho sự cầu nguyện riêng, nhưng rồi sẽ lại đến với nhau, e rằng Sa-tan cám dỗ qua sự thiếu tự chủ.

Trong Ê-phê-sô 6:16, Phao-lô nói: chúng ta nên đẩy lui Sa-tan với thuẫn của đức tin. Ở đây ông nói với người đã lập gia đình: "Hãy đẩy lui Sa-tan với mối quan hệ tính dục một cách đầy đủ. Đừng kiêng cữ quá lâu, nhưng sớm đến với nhau, như vậy Sa-tan sẽ không chiếm chỗ được." Vậy, cái nào đúng? Chúng ta tự bảo vệ mình trước Sa-tan với cái thuẫn của đức tin hay với cái thuẫn của tính dục?

Câu trả lời cho người đã lập gia đình là: đức tin dùng mối quan hệ tính dục như một phương tiện của ân sủng. Đối với người được Chúa dẫn dắt vào trong hôn nhân, mối quan hệ tính dục là một phương tiện Chúa định để vượt qua cám dỗ phạm tội (Tội tà dâm, tội ảo tưởng tình dục, tội đọc truyện khiêu dâm, v.v...). Đức tin khiêm nhường tiếp nhận các ân tứ và dâng lên những lời tạ ơn.

Bây giờ hãy chú ý vài điều khác trong 1 Cô-rinh-tô 7:3-5. Đây là điều rất quan trọng. Trong câu 4, Phao-lô nói rằng: người nam và người nữ có quyền trên thân thể của nhau. Khi cả hai trở nên một thịt, thân thể của họ phục vụ lẫn nhau. Thân thể người này có quyền đòi hỏi trên thân thể của người kia cho việc thỏa mãn thân xác. Nhưng điều chúng ta thật sự cần thấy là điều Phao-lô truyền dạy trong các câu 3 và câu 5 dưới cách nhìn về quyền hổ tương này. Ông không nói: "Cho nên, hãy chiếm lấy cho mình! Hãy đòi quyền của mình!" Ông nói: "Hỡi người chồng, hãy cho nàng quyền của mình! Hỡi người vợ, hãy cho chàng quyền của mình!” (c. 3). Và trong câu 4: "Đừng từ chối lẫn nhau." Nói cách khác, ông không khuyến khích người chồng hay người vợ khi muốn thỏa mãn thân xác thì cứ chiếm hữu mà không cần quan tâm đến nhu cầu của người kia.. Thay vào đó, ông thúc giục cả vợ lẫn chồng luôn luôn sẵn sàng dâng tặng thân thể mình một khi người kia mong muốn.

Tôi nghiệm ra từ điều này và từ sự giảng dạy của Chúa Giê-xu nói chung về hạnh phúc và sự thỏa mãn mối quan hệ tính dục trong hôn nhân, tùy thuộc vào từng đối tác nhằm đem lại sự hài lòng cho người phối ngẫu của mình. Nếu đó là niềm vui của mỗi người khi làm cho người kia hạnh phúc thì hàng trăm rắc rối sẽ được giải quyết.

Hỡi người chồng, nếu đó là niềm vui của bạn để đem đến cho nàng sự thỏa thích, bạn sẽ nhạy cảm về những điều nàng cần và muốn. Bạn sẽ học được rằng sự chuẩn bị cho việc quan hệ thân xác thỏa đáng lúc 10 giờ đêm sẽ bắt đầu với những lời nói dịu dàng từ lúc 7 giờ sáng và tiếp tục suốt ngày trong sự ân cần và tôn trọng. Rồi khi đến thời điểm, bạn sẽ không hành động như một chiếc xe tăng Sherman, nhưng sẽ biết hòa nhịp với nàng và khéo léo đưa cô ấy theo cùng. Trừ khi cô ấy ra dấu hiệu, bạn sẽ nói: "Đỉnh điểm của nàng mới là mục tiêu, không phải của tôi." Và bạn sẽ thấy lâu dài về sau này rằng ban cho thì có phước hơn nhận lãnh.

Hỡi người vợ, không phải lúc nào cũng vậy, nhưng thông thường người chồng muốn có quan hệ thân xác nhiều hơn cả bạn nữa. Martin Luther đã nói ông tìm thấy hai lần cho một tuần là đã có được sự bảo vệ lớn lao trước kẻ cám dỗ. Tôi không biết Katie là người đã muốn có nó trong mỗi lần quan hệ hay không. Nhưng nếu bạn không muốn, thì dù sao cứ việc ban cho nó đi. Tôi không có ý nói với người chồng của bạn: "Hãy cứ chiếm lấy." Thật ra vì cớ nàng, bạn có thể nhịn được. Mục tiêu là giành cho nhau điều người khác muốn. Cả hai bạn hãy tạo nên mục tiêu đáp ứng cho nhau càng đầy đủ càng tốt.

“Hôn nhân phải được mọi người kính trọng, loan phòng phải giữ cho tinh khiết.” Vì vậy, đừng phạm tội trong mối quan hệ tính dục của bạn. Điều đó có nghĩa: chúng ta chỉ có thể được phép có thái độ và việc làm như trên mà thôi, là những điều đến từ đức tin nơi các lời hứa ban cho niềm hy vọng của Đức Chúa Trời. Chúng ta nên thường xuyên tự hỏi chính mình: "Những gì mà tôi cảm xúc hoặc hành động có gốc rễ từ sự thỏa lòng của đức tin hay từ sự bất an lo âu của lòng vô tín?" Điều này sẽ đem đến cho bạn sự giúp đỡ trước hàng trăm quyết định đạo đức lớn, nhỏ.

Đơn giản là tôi đã cố gắng trình bày về ảnh hưởng của đức tin trên ba khía cạnh của mối quan hệ tính dục trong hôn nhân. Trước tiên, đức tin là tin nơi Chúa khi Ngài nói rằng quan hệ tính dục trong hôn nhân là tốt lành, tinh sạch và nên được tiếp nhận với lòng biết ơn bởi những con người tin và nhận biết lẽ thật. Thứ hai, đức tin làm gia tăng niềm vui sướng của mối quan hệ tính dục trong hôn nhân bởi vì nó được tự do thoát khỏi mặc cảm tội lỗi trong quá khứ. Đức tin là tin vào lời hứa Đấng Christ đã chịu chết vì tội lỗi của tất cả chúng ta, trong Ngài chúng ta có thể có được mối quan hệ thân xác trong hôn nhân mà không còn mặc cảm tội lỗi. Và cuối cùng, đức tin sử dụng quan hệ tính dục như vũ khí chống lại Sa-tan. Một cặp vợ chồng có thể tung một đòn nặng vào đầu con rắn xưa kia khi họ biết nhắm mục tiêu đem lại sự mãn nguyện thân xác cho nhau càng nhiều càng tốt. Điều khiến tôi cứ muốn ngợi khen Chúa là khi nghĩ đến vị trí hàng đầu trên mọi niềm vui mà khía cạnh tính dục của hôn nhân mang lại, nó cũng chứng tỏ là một vũ khí đáng gờm chống lại kẻ thù địch cổ xưa của chúng ta.