Ta sai ngươi đi đặng mở mắt họ

Từ Gospel Translations Vietnamese

Phiên bản vào lúc 19:52, ngày 29 tháng 6 năm 2018 do Pcain (Thảo luận | đóng góp) sửa đổi
(khác) ← Phiên bản cũ | xem phiên bản hiện hành (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Related resources
More By John Piper
Author Index
More About Evangelism
Topic Index
About this resource
English: I'm Sending You to Open Their Eyes

© Desiring God

Share this
Our Mission
This resource is published by Gospel Translations, an online ministry that exists to make gospel-centered books and articles available for free in every nation and language.

Learn more (English).
How You Can Help
If you speak English well, you can volunteer with us as a translator.

Learn more (English).

By John Piper About Evangelism
Part of the series You Must Be Born Again

Translation by Desiring God


II Cô-rinh-tô 4:1-7 

Vậy nên, chúng tôi nhờ sự thương xót đã ban cho, mà được chức vụ nầy, thì chúng tôi chẳng ngã lòng; (2) nhưng chúng tôi từ bỏ mọi điều hổ thẹn giấu kín. Chúng tôi chẳng theo sự dối gạt, và chẳng giả mạo lời Đức Chúa Trời, nhưng trước mặt Đức Chúa Trời chúng tôi tỏ bày lẽ thật, khiến lương tâm mọi người cho chúng tôi là đáng chuộng.(3) Nếu Tin lành của chúng tôi còn che khuất, là chỉ che khuất cho những kẻ hư mất, (4) cho những kẻ chẳng tin mà chúa đời nầy đã làm mù lòng họ, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin lành Đấng Christ, là ảnh tượng của Đức Chúa Trời. (5) Vả, chúng tôi chẳng rao giảng chính mình chúng tôi, nhưng rao giảng Đức Chúa Jêsus Christ, tức là Chúa; và vì tình yêu mến Đức Chúa Jêsus mà chúng tôi xưng mình là tôi tớ của anh em. (6) Vì Đức Chúa Trời, là Đấng có phán: Sự sáng phải soi từ trong sự tối tăm! --- đã làm cho sự sáng Ngài chói lòa trong lòng chúng tôi, đặng sự thông biết về vinh hiển Đức Chúa Trời soi sáng nơi mặt Đức Chúa Jêsus Christ. (7) Nhưng chúng tôi đựng của quí nầy trong chậu bằng đất, hầu cho tỏ quyền phép lớn dường ấy là bởi Đức Chúa Trời mà ra, chớ chẳng phải bởi chúng tôi.

Hôm nay, chúng ta sẽ kết thúc loạt bài về sự tái sanh - những sự dạy dỗ của Thánh Kinh về thực trạng của sự được tái sanh. Chúng ta đang kết thúc những gì rất căn bản. Trên đường. Trong xe hơi. Ở Dunn Brothers. Trong sân sau. Trong trường học. Tại sở làm. Sau bữa trưa. Trên điện thoại. Trên Facebook và My Space. Và những tin nhắn. Và qua Skype. Và các trang blog. Và trên những chuyến bay. Và hàng trăm những cuộc đối thoại rất đỗi bình thường. Chúng ta đi đến kết thúc với sứ mạng truyền giáo cá nhân - một kiểu cam kết cũ kỷ trong bối cảnh mới vì cớ ích lợi của sự tái sanh trong hàng ngàn con người đang chết về phương diện thuộc linh cho sự vinh hiển của Chúa Jêsus Christ.

Mục lục

Tái Sanh Qua Phúc m

Tuần rồi chúng ta đã tái khẳng định lẽ thật Thánh Kinh trong I Phi-e-rơ 1:23 chép rằng: "Anh em đã được lại sanh,...bởi lời hằng sống và bền vững của Đức Chúa Trời" - tiếp theo sau câu Kinh Thánh nầy là sự giải thích trong câu 25 rằng: "Nhưng lời Chúa còn lại đời đời. Và lời đó là đạo Tin lành đã giảng ra cho anh em". Nói cách khác, Đức Chúa Trời khiến có sự tái sanh qua Phúc m - tin lành về Đức Chúa Trời sai chính Con Ngài đến thế gian để sống một đời sống toàn vẹn, chết thay cho tội nhân, gánh lấy cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời, cất đi tội lỗi của chúng ta, cung ứng phần thường của sự công bình va ban niềm vui đến đời đời chỉ bởi đức tin mà không bởi những việc làm của luật pháp.

Con người được tái sanh bởi nghe thấy tin lành nầy, và không bao giờ có sự tái sanh mà không có điều nầy. "Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Đấng Christ được rao giảng" (Rô-ma 10:17). Vì thế khi chúng ta hỏi, chúng ta nên làm gì để giúp người khác nhận lãnh sự tái sanh, câu trả lời từ Thánh Kinh rất rõ ràng: Hãy nói cho họ biết Tin lành bằng một đời sống phục vụ và một tấm lòng yêu thương.

Ngày hôm nay điều tôi hy vọng đó là nhấn thật mạnh điểm quan trọng nầy với một vài câu Kinh Thánh mới và sau đó cung ứng cho quý vị một bộ sưu tập những câu khích lệ và những sự trợ giúp cụ thể.

Tình Trạng Của Chúng Ta Khi Không Có Đấng Christ

Hãy cùng nhìn vào câu Kinh Thánh ngày hôm nay trong II Cô-rinh-tô 4. Bắt đầu từ tình trạng của con người khi sống mà không có Đấng Christ. Câu 4 chép rằng: "cho những kẻ chẳng tin mà chúa đời nầy đã làm mù lòng họ, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin lành Đấng Christ, là ảnh tượng của Đức Chúa Trời". Con người không tin vào Đấng Christ là bị mù. Họ không thể nhìn thấy Đấng Christ có giá trị tột cùng thể nào, và chính vì thế họ không tiếp nhận Ngài như Kho Báu của mình và họ không được cứu. Một điều Đức Chúa Trời cần phải làm trong đời sống của họ để mở mắt họ và ban cho họ sự sống hầu cho họ có thể nhìn thấy và tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa, là Chúa và là Của Báu cho đời sống của họ. Công tác đó của Đức Chúa Trời gọi là sự tái sanh.

Giải Pháp: Sự Tái Sanh

Sau đây hãy để ý giái pháp cho tình trạng mù lòa và hư mất. Câu 6 chép rằng: "Vì Đức Chúa Trời, là Đấng có phán: Sự sáng phải soi từ trong sự tối tăm! đã làm cho sự sáng Ngài chói lòa trong lòng chúng tôi, đặng sự thông biết về vinh hiển Đức Chúa Trời soi sáng nơi mặt Đức Chúa Jêsus Christ". Đây là một mô tả về sự tái sanh, dù phạm trù nầy không được dùng đến. Đức Chúa Trời là Đấng đã tạo nên sự sáng trong ngày đầu tiên cũng là Đấng thực hiện điều tương tự trong lòng loài người. Chỉ có điều lần nầy không còn là sự sáng về phương diện mắt có thể nhìn thấy nữa, nhưng "sự thông biết về vinh hiển Đức Chúa Trời soi sáng nơi mặt Đức Chúa Jêsus Christ". Hay ở câu 4 gọi đó là "sự vinh hiển chói lói của Tin lành Đấng Christ, là ảnh tượng của Đức Chúa Trời".

Chính Ngài khiến lòng loài người nhìn thấy lẽ thật và vẻ đẹp cũng như giá trị của Đấng Christ - sự vinh hiển của Đấng Christ. Và khi chúng ta nhìn thấy Ngài thật như chính Ngài, chúng ta tiếp nhận Ngài vì chính Ngài. Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài (Giăng 1:12). Đó là điều chúng ta luôn muốn dành cho con cái của mình - 6 tuổi hay 16 tuổi hay 26 tuổi - và cho cha mẹ của chúng ta, người phối ngẫu, những người hàng xóm, bạn bè cao đẳng và cho bạn bè ở trường. Chúng ta muốn ánh sáng đó soi sáng tấm lòng của họ để họ nhìn thấy và tiếp nhận Đấng Christ. Chúng ta muốn họ được tái sanh.

Công Cụ Con Người Mà Đức Chúa Trời Sử Dụng: Sự Rao Truyền-Phúc m

Điều thứ ba, hãy nhìn vào công cụ con người mà Đức Chúa Trời sử dụng để khiến điều nầy xảy ra. Câu 5 chép rằng: "Vả, chúng tôi chẳng rao giảng chính mình chúng tôi, nhưng rao giảng Đức Chúa Jêsus Christ, tức là Chúa; và vì tình yêu mến Đức Chúa Jêsus mà chúng tôi xưng mình là tôi tớ của anh em". Vai trò của sứ đồ Phao-lô là rao truyền Đấng Christ từ một tấm lòng đầy yêu thương và một đời sống phục vụ. Sự công bố đó được gọi là Phúc m trong câu 3: "Nếu Tin lành của chúng tôi còn che khuất, là chỉ che khuất cho những kẻ hư mất". Đó là Phúc m mà con người bị mù loài về phương diện thuộc linh không thể nhìn thấy và những người bị điếc về phương diện thuộc linh không thể nghe được. Vậy, câu trả lời của chúng ta cho câu hỏi: "Chúng ta nên làm gì để giúp họ nhận lãnh sự tái sanh?" là: Hãy nói cho họ biết về Tin Lành của Đấng Christ bằng một đời sống phục vụ và một tấm lòng đầy tình yêu thương.

"Ta Sai Ngươi Đi Đặng Mở Mắt Kẻ Mù"

Hãy để tôi đưa ra thêm một hình ảnh nữa về điều nầy trước khi chúng ta hướng đến bộ sưu tập những lời khích lệ và những sự trợ giúp cụ thể. Trong Công-vụ 26, sứ đồ Phao-lô đang đối đáp với Vua Ạc-ríp-ba về cuộc đối thoại và sự kêu gọi đến với chức vụ của ông. Ông thuật lại cuộc gặp gỡ đầy ngoạn mục với Đấng Christ trên đường Đa-mách. Sau đó, ông nói đến sứ mạng mà Đấng Christ giao phó cho ông. Chính những lời về sứ mạng đó chứa đầy sự kỳ diệu và thích hợp với mối quan tâm của chúng ta về khía cạnh truyền giáo.

Ông cho chúng ta biết trong câu 15-17 những điều Chúa Jêsus đã phán cùng ông: "Ta là Jêsus mà ngươi đương bắt bớ. Song hãy chờ dậy, và đứng lên, vì ta đã hiện ra cho ngươi để lập ngươi làm chức việc và làm chứng về những việc ngươi đã thấy cùng những việc ta sẽ hiện đến mách cho ngươi. Ta sẽ bảo hộ ngươi khỏi dân nầy và dân ngoại là nơi ta sai ngươi đến..." Bây giờ, hãy lắng nghe thật kỹ càng những điều Chúa Jêsus phán, Ngài sai sứ đồ Phao-lô làm chức vụ rao truyền-Phúc m. Câu 18 chép rằng: "đặng mở mắt họ, hầu cho họ từ tối tăm mà qua sáng láng, từ quyền lực của quỉ Sa-tan mà đến Đức Chúa Trời, và cho họ bởi đức tin nơi ta được sự tha tội, cùng phần gia tài với các thánh đồ".

Theo như II Cô-rinh-tô 4, con người bị mù lòa về phương diện thuộc linh cho đến khi Đức Chúa Trời ban cho họ đôi mắt có thể nhìn thấy, đó là, cho đến khi Đức Chúa Trời khiến họ được tái sanh. Nhưng ở đây, Chúa J ê sus phán trong câu 18 rằng: "Ta sai ngươi...đặng mở mắt họ". Tiêu điểm ở đây không khó để nhìn thấy. Đức Chúa Trời mở mắt kẻ mù để nhìn thấy lẽ thật, vẻ đẹp và giá trị của Đấng Christ. Nhưng Ngài thực hiện công tác đó bằng cách sai phái con người ra đi để rao truyền Tin Lành bằng chính những đời sống phục vụ và những tấm lòng đầy tình yêu thương.

Đó là vì sao tôi tìm thấy chính mình thường xuyên cầu nguyện càng lúc càng nhiều hơn. Chúa ơi ,xin làm đầy hội thánh của chúng con một niềm khao khát muốn mở mắt kẻ mù. Làm đầy chúng con một niềm khao khát để thực hiện những gì Đức Chúa Trời muốn sử dụng để đem đến sự tái sanh. Tôi nói với quý vị biết điều Chúa J ê sus đã phán cùng sứ đồ Phao-lô trong Công vụ 26:18 rằng: Ta sai ngươi đặng mở mắt họ. Đừng dừng lại chỉ vì quý vị không thể. Tất nhiên quý vị không thể đâu. Nhưng sự thật quý vị không thể tạo ra điện hay ánh sáng lại không thể ngăn trở quý vị khỏi việc tắt mở công tắc điện. Sự thật quý vị không thể tạo ra lửa trong bình xi-lanh lại không thể ngăn quý vị khởi động xe hơi. Sự thật quý vị không thể nuôi cấy tế bào nhưng lại không thể ngăn quý vị khỏi việc ăn những bữa ăn. Vì vậy, đừng để sự thật quý vị không thể khiến xảy ra sự tái sanh ngăn trở quý vị khỏi việc rao truyền Phúc m. Đó là thể nào con người được tái sanh - qua lời hằng sống, là Tin Lành của Chúa Jêsus Christ.

Mười điều khích lệ cho việc rao giảng Phúc m

Đây là một vài lời khích lệ mà tôi hy vọng sẽ giúp ích cho quý vị

1) Nhìn biết điều nầy: Đức Chúa Trời Sử Dụng Những Bình Bằng Đất Sét

Quay trở lại với phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta, hãy cùng xem xét 2 Cô-rinh-tô 4:7. Chúng ta không thường đọc kỹ lấy mạch văn. Cho nên lần nầy hãy cùng nhau làm điều đó. Câu 6 nói rằng Đức Chúa Trời, Đấng đã làm nên sự sáng soi sáng trong lòng những kẻ tội nhân mù lòa như chúng ta "sự thông biết về vinh hiển Đức Chúa Trời soi sáng nơi mặt Đức Chúa Jêsus Christ". Trong câu 4, sự sáng nầy được gọi là "sự vinh hiển chói lói của Tin lành Đấng Christ".

Đó là mạch văn của phân đoạn. Bây giờ chúng ta đọc câu 7: "Nhưng chúng tôi đựng của quí nầy trong chậu bằng đất, hầu cho tỏ quyền phép lớn dường ấy là bởi Đức Chúa Trời mà ra, chớ chẳng phải bởi chúng tôi". Chúng ta có "của quí nầy". Của quý gì? "Sự thông biết về vinh hiển Đức Chúa Trời soi sáng nơi mặt Đức Chúa Jêsus Christ". Hay là " sự vinh hiển chói lói của Tin lành Đấng Christ". Nói ngắn gọn đó là: Chúng ta có Phúc m cùng với quyền năng ban phát sự sáng của Phúc m đó.

Sự khích lệ ở đây đó là: "Chúng tôi đựng của quí nầy trong chậu bằng đất". Những chậu bằng đất có liên hệ với chúng ta. Chúng ta là những chậu bằng đất. Tức là, của quý ở bên trong chúng ta, chúng ta là những cái chậu. Chúng ta không phải vàng. Phúc m là vàng. Chúng ta không phải bạc. Tin Lành về Đấng Christ là bạc. Chúng ta không phải đồng. Quyền phép của Đấng Christ là đồng.

Điều nầy có nghĩa là nếu quý vị cảm thấy bên trong quý vị việc chia sẻ của quý Phúc m đang ở mức trung bình hay dưới mức trung bình, thì quý vị đang ở gần với sự thật của một người luôn cảm thấy mạnh mẽ và khôn ngoan và tự cho những gì bản thân có là đủ. Sứ đồ Phao-lô muốn cho chúng ta biết rằng chúng ta đều là những chậu bằng đất. Không phải vàng hay bạc hay pha lê. Ngài muốn chúng ta nhận biết rằng từ cái rất tinh vi cho đến mức thông thường nhất, thì chúng ta vẫn là những chậu bằng đất khi cần phải tiếp nhận và chia sẻ Phúc m. Điều nầy rất quý giá và mạnh mẽ đến nỗi bất kỳ suy nghĩ nào cho đó là đặc biệt thì là ngu dại.

Sứ đồ Phao-lô nói về chính mình và A-bô-lô, họ là hai Cơ Đốc nhân có tài hùng biện nhất vào thế kỷ đầu tiên, như thế nào? "Thế thì, A-bô-lô là ai, và Phao-lô là ai? Ấy là kẻ tôi tớ, mà bởi kẻ đó anh em đã tin cậy, y theo Chúa đã ban cho mọi người. Tôi đã trồng, A-bô-lô đã tưới, nhưng Đức Chúa Trời đã làm cho lớn lên. Vậy, người trồng kẻ tưới, đều không ra gì, song Đức Chúa Trời là Đấng làm cho lớn lên" (1 Cô-rinh-tô 3:5-7).

Vậy thì việc là một cái bình bằng đất có ý nghĩa gì? Trở lại 2 Cô-rinh-tô 4:7 "Nhưng chúng tôi đựng của quí nầy trong chậu bằng đất, hầu cho tỏ quyền phép lớn dường ấy là bởi Đức Chúa Trời mà ra, chớ chẳng phải bởi chúng tôi". Đức Chúa Trời muốn rằng quyền năng của Ngài qua Phúc m được tôn cao, không phải chúng ta. Điều nầy có nghĩa rằng nếu quý vị cảm thấy bên trong quý vị khả năng chia sẻ Phúc m đang ở mức trung bình hay thấp hơn mức trung bình, thì quý vị là đối tượng Đức Chúa Trời đang tìm kiếm - một bình bằng đất, là người chỉ đơn giản là chia sẻ Phúc m, không phải một kẻ khôn khéo muốn phô trương, không phải kẻ có tài hùng biện hay khoe khoang, không phải đẹp đẽ hay có sức lực hay khôn khéo trong cách cư xử theo văn hóa. Đức Chúa Trời sẽ thực hiện công tác của Ngài qua Phúc m, và quyền phép tối cao sẽ thuộc về Ngài không phải chúng ta.

Hãy vững lòng, hỡi những Cơ Đốc nhân cho mình là tầm thường. Quý vị đều được chọn, hoàn toàn chắc chắn trong cái tầm thường đó, cho công tác vĩ đại trên thế giới: đó là bày tỏ Của Quý là Đấng Christ.

2) Tìm Kiếm Phương Cách Để Chia sẻ

Sau buổi nhóm nầy, có những cái bàn với những nguồn tài liệu để truyền giáo: For Your Joy, Quest for Joy, Quest for Joy CD. Đó là nguồn tài liệu mà chúng ta đã phát triển được tại hội thánh Bethlehem như một cách để phát triển những cuộc đối thoại của cách cá nhân của chúng ta với mọi người, bằng cách chia sẻ với họ một món quà để họ có thể mang theo bên mình - hay để đọc. Có rất nhiều thứ hữu ích tương tự.

Điều quan trọng đó là: Hãy suy nghĩ theo lối nầy. Suy nghĩ: Bất kỳ nơi nào tôi có thể tôi muốn ngợi khen Đấng Christ. Tôi muốn kẻ câu chuyện mà Đức Chúa Trời đang sử dụng để ban cho con người sự sống. Hãy bỏ nó vào túi của quý vị, ví tiền, túi xách tay, xe hơi của quý vị (John Sather nói rằng ông luôn bỏ trong xe của mình hộp đồ nghề). Và cầu nguyện mỗi ngày, Lạy Chúa, xin khiến con là một nguồn phước cho ai đó ngày hôm nay.

3) Hãy biết rằng Đức Chúa Trời luôn sử dụng nhiều phương cách

Hãy luôn nhớ rằng những gì quý vị chia sẻ với mọi người về Chúa Jêsus có thể được bổ sung bởi nửa tá những người mà Đức Chúa Trời đang mang họ đến để nói với đối tượng đó, họ là công cụ để Đức Chúa Trời đeo đuổi người đó đến với sự cứu rỗi. Quý vị có thể cảm thấy những lời nói của mình dường như đang rất lãng phí. Không bao giờ lãng phí đâu (1 Cô-rinh-tô 15:58). Lời nói của quý vị có thể trở thành sức ảnh hưởng đầu tiên. Hay là những lời nói quyết định cuối cùng Đức Chúa Trời dùng để đem người đó đến với đức tin. Hãy nói ra những lời đó. Những lời chia sẻ về Đấng Christ dù là rất nhỏ không bao giờ là lãng phí.

4) Hãy trở thành một người ban cho rộng rãi

Hãy trở thành một người ban cho rộng rãi. Hãy để mọi người biết quý vị là một người rộng rãi, không phải một kẻ keo kiệt. Chúa Jêsus phán rằng: "Hãy cho mượn, mà đừng ngã lòng" (Luke 6:35). Hãy trở thành người hay tặng sách, nếu quý vị biết ai đó thích đọc sách. Hãy tặng một quyển sách Cơ Đốc mà quý vị phải trả chừng 7 hay 10 hay 15 đô-la chẳng hạn. Hãy cho họ biết rằng điều nầy có ý nghĩa như thế nào với quý vị và cho họ biết quý vị muốn thảo luận về quyển sách một lúc nào đó. Nếu quý vị không biết người đó, hảy hỏi xin phép họ cho quý vị tặng họ một quyển sách rất có ý nghĩa đối với quý vị.

Đây là điều tôi rất thường xuyên làm khi ngồi trên máy bay. Đôi khi nói chuyện là phương cách rất dễ để nói về Đấng Christ bởi vì tôi là một mục sư. Những lần khác thì không. Nhưng trong cả hai trường hợp, tôi thường nói rằng: "Tôi đã viết một quyển sách và rất muốn tặng cho anh. Tôi có thể tặng anh một cuốn chứ?" Họ hầu như lúc nào cũng sẵn lòng. Tôi đã viết hai quyển sách chủ yếu suy nghĩ về những người tin Chúa: Nhìn xem và chiêm ngưỡng Đấng Christ (Seeing and Savoring Christ)50 Lý do vì sao Chúa Jêsus đến để chịu chết. Đây là hai quyển sách tôi luôn mang trong túi xách của mình khi đi máy bay. Hãy phát triển lối suy nghĩ như thế nầy: Làm thế nào để tôi nói về Đấng Christ hôm nay? Hãy rộng rãi trong sự ban cho.

Và tất nhiên là hãy tặng Kinh Thánh. Trưa hôm nay, tôi mở cuốn tiểu sử về vị giáo sĩ Henry Martyn và đọc về tác giả B.V.Henry. "Henry tiếp nhận Đấng Christ cách cá nhân vào lúc 17 tuổi qua việc đọc cuốn Tân Ước mà một bà cụ già tặng cho ông" (B.V.Henry, Bỏ Hết Tất Cả Vì Đấng Christ (Forsaken All for Christ: Tiểu Sử về Henry Martyn [London: Chương Hai, 2003], tr. 167). Hãy rời rộng trong việc tặng Kinh Thánh và những quyển sách về Kinh Thánh.

5) Tìm Kiếm Những Người Muốn Quan Tâm

Hãy vững lòng, tìm kiếm những ai quan tâm và chăm sóc họ là một cách rất hay để đi vào lòng họ. Truyền giáo luôn vướng phải tiếng xấu khi chúng ta không thực sự quan tâm đến con người và không chăm sóc họ. Họ lại thực sự rất quan tâm. Đối tượng mà quý vị đang chia sẻ với là một tạo vật kỳ diệu của Đức Chúa Trời với hàng ngàn điều kỳ diệu trong họ. Có rất ít người quan tâm đến họ. Nếu quý vị thực sự nhận thấy câu chuyện cuộc đời họ mà quan tâm đến, chăm sóc họ, thì họ có thể mở lòng với quý vị và muốn nghe câu chuyện của quý vị - là câu chuyện về Đấng Christ.

6) Hãy Vững Lòng Quý Vị Không Làm Việc Một Mình Đâu

Hãy vững lòng, vào mỗi buổi tối Thứ Ba tại Trung Tâm Trường đại học và mỗi tối Thứ Sáu tại Phía Nam Trường đại học có buổi huấn luyện về truyền giáo và phương cách tiên phong trong việc ra đi. Đây là lá thư tôi nhận được từ Justin Hoover tuần nầy:

Gửi Mục sư John,

...Sứ mạng của chúng tôi là kích hoạt và lan rộng một niềm đam mê dành cho Chúa Jêsus Christ qua việc tìm thấy niềm vui trong công tác truyền giáo. Chúng tôi thường gặp nhau vào mỗi tối Thứ Ba, tại trung tâm, lúc 6:30 tối, trong khu Hạ Viện để thờ phượng, cầu nguyện và vào tối Thứ Sáu lúc 6:30 tối tại khu vực phía Nam, tòa hà số 501, dãy 110 Elijah Layfield.

Chúng tôi sẽ huấn luyện nhiều người ra đi làm chứng, sau đó nhóm họ lại với những người đã có kinh nghiệm trong việc làm chứng. Đây là một cơ hội tuyệt vời để học biết làm thế nào để nói và chia sẻ Phúc m về Đấng Christ cách rõ ràng.

...Khao khát sâu xa nhất của chúng tôi và điều chúng tôi cầu nguyện đó là Phúc m của Chúa Jêsus Christ sẽ được lan rộng ra qua đời sống của các thánh đồ tại hội thánh Bethlehem. Chúng tôi ở đây để giúp cho khải tượng và khao khát của Đức Chúa Trời thành hiện thực trong đời sống của các tín hữu tại Bethlehem. Đây là một cơ hội để được trang bị, được nung náu ngọn lửa và được đổ đầy niềm vui vì Phúc m của Chúa Jêsus Christ. Nguyện nhiều tín hữu trong vòng chúng ta đến và đốt cháy và lan truyền sự khao khát vinh hiển của Đấng Christ ngay trong chính gia đình của chúng ta, sang những người hàng xóm, trong các thành phố nơi chúng ta đang sinh sống và cho đến khắp cả thế giới.

Một lần nữa: Thứ Ba lúc 6:30 tại Nghị Viện và Thứ Sáu, khu vực Phía Nam, tòa nhà 501 dãy 110 lúc 6:30 tối.

Chúng ta sẽ cùng nhau sẵn sàng và cầu nguyện cho các con gặt để đốt cháy và lan truyền niềm khao khát cho Chúa Jêsus qua niềm vui trong trong công tác rao truyền Phúc m.

Vì sự vinh hiển của Đấng Christ và sự vui mừng của các thánh đồ,
Justin Hoover

7) Mời Mọi Người Đến Hội Thánh

Trong các mối quan hệ của quý vị, hãy mời mọi người đến hội thánh cho dù họ không phải là Cơ Đốc nhân. Một vài cái gọi là hoàn toàn lạ lẫm về như thế nào là Cơ Đốc nhân có thể không còn nữa bằng việc phát triển sự quen thuộc với việc chúng ta hát, trò chuyện và gây dựng mối thông công trong hội thánh. Và Lời Chúa được rao giảng có một quyền năng vô song.

Hay, ngày hôm nay với mạng máy tính toàn cầu, nếu họ ngại đến với Hội thánh, hãy mời họ đến với trang web www.desiringGod.org or www.hopeinGod.org. Hãy cho họ biết quý vị rất muốn họ nghe thử những lời chào mừng chỉ có năm phút thôi từ vị mục sư tại trang mạng của hội thánh và đưa cho họ địa chỉ.

8) Hãy làm đầy dẫy thành phố những lời dạy dỗ Phúc m

Khi các sứ đồ bị thử thách tại thành Giê-ru-sa-lem, thầy tế lễ thượng phẫm nói rằng: "các ngươi lại làm cho thành Giê-ru-sa-lem đầy dẫy đạo giáo mình" (Công-vụ 5:28). Đó là điều tôi ao ước cho các hội thánh ở các thành phố Twin. Nếu tất cả Cơ Đốc nhân đang chia sẻ về Đấng Christ, phân phát các tài liệu về Đấng Christ, gửi mail chia sẻ về Đấng Christ, mời mọi người đến với hội thánh vì cớ Đấng Christ, sống rời rộng vì cớ Đấng Christ, rồi ai đó sẽ nói rằng: "Cơ Đốc nhân đang làm cho thành hố Twin đầy dẫy những lời dạy dỗ của họ". Nguyện điều nầy sẽ đến.

9) Hãy sử dụng ân tứ của quý vị

Hãy vững lòng vì cớ tất cả chúng ta ai cũng có những ân tứ khác nhau, chúng ta không nên tập trung mọi thứ vào một ai đó. Mỗi một Cơ Đốc nhân cần phải là một người đầy tớ (Ga-la-ti 5:13), nhưng vài người có ân tứ phục vụ (Rô-ma 12:7). Mỗi Cơ Đốc nhân cần phải chia sẻ Đấng Christ cho người khác (1 Phi-e-rơ 2:9), nhưng vài người có ân tứ tiên tri và khích lệ cũng như dạy dỗ (Rô-ma 12:7). Điều quan trọng đó là: Chúng ta cùng có phần như nhau, nhưng vài người được ban cho ân tứ nầy và những người khác lại nhận được ân tứ khác. Hãy tìm xem quý vị ở đâu và nung náu ngọn lửa mà quý vị có thể ảnh hưởng trong chốn đó. Hãy trưởng thành trên mọi phương diện, nhưng đừng tự làm tê liệt chính mình bởi vì quý vị không giống như những người khác đâu. Đức Chúa Trời tạo nên quý vị và là công cụ Ngài sử dụng trong công tác truyền giáo.

10) Hãy đọc những sách về Truyền Giáo

Cuối cùng (là điều quý vị sẽ mong đợi tại hội thánh Bethlehem), sau đây là 3 quyển sáh mà quý vị có thể tìm tại nhà sách (hoặc đăng ký ở đằng kia) để sống với sứ điệp nầy đến cuối cuộc đời của mình: Will Metzger, Tell the Truth; Mark Dever, The Gospel and Personal Evangelism; J. I. Packer, Evangelism and the Sovereignty of God.

Hãy rao Lời của Đức Chúa Trời cách dạn dĩ

Quý vị có thể khiến Công-vụ 4:31 trở thành ao ước của quý vị và cầu nguyện cho hết thảy chúng ta tại hội thánh Bethlehem nầy không? "Khi đã cầu nguyện, thì nơi nhóm lại rúng động; ai nấy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, giảng đạo Đức Chúa Trời cách dạn dĩ" (Công-vụ 4:31).