Được tái sanh qua Lời hằng sống
Từ Gospel Translations Vietnamese
(Tạo trang mới với nội dung ‘{{info|Born Again Through the Living and Abiding Word}} <blockquote>Vậy, anh em hãy bền chí như thể thắt lưng, hãy tiết độ, lấy sự tr...’)
Sửa đổi sau →
Phiên bản lúc 20:04, ngày 19 tháng 6 năm 2018
By John Piper
About Conversion
Part of the series You Must Be Born Again
Translation by Desiring God
Vậy, anh em hãy bền chí như thể thắt lưng, hãy tiết độ, lấy sự trông cậy trọn vẹn đợi chờ ơn sẽ ban cho mình trong khi Đức Chúa Jêsus Christ hiện ra. 14 Anh em đã nên như con cái hay vâng lời, thì chớ có làm theo sự dâm dục, là sự cai trị trong anh em ngày trước, về lúc anh em còn mê muội. 15 Nhưng, như Đấng gọi anh em là thánh, thì anh em cũng phải thánh trong mọi cách ăn ở mình, 16 bởi có chép rằng: Hãy nên thánh, vì ta là thánh. 17 Nếu anh em xưng Đấng không tây vị ai, xét đoán từng người theo việc họ làm, bằng Cha, thì hãy lấy lòng kính sợ mà ăn ở trong thời kỳ ở trọ đời nầy, 18 vì biết rằng chẳng phải bởi vật hay hư nát như bạc hoặc vàng mà anh em đã được chuộc khỏi sự ăn ở không ra chi của tổ tiên truyền lại cho mình, 19 bèn là bởi huyết báu Đấng Christ, dường như huyết của chiên con không lỗi không vít, 20 đã định sẵn trước buổi sáng thế, và hiện ra trong cuối các thời kỳ vì cớ anh em, 21 là kẻ nhân Đức Chúa Jêsus tin đến Đức Chúa Trời, tức là Đấng đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, và ban sự vinh hiển cho Ngài đến nỗi đức tin và sự trông cậy anh em được nương nhờ Đức Chúa Trời. 22 Anh em đã vâng theo lẽ thật làm sạch lòng mình, đặng có lòng yêu thương anh em cách thật thà, nên hãy yêu nhau sốt sắng hết lòng; 23 anh em đã được lại sanh, chẳng phải bởi giống hay hư nát, nhưng bởi giống chẳng hư nát, là bởi lời hằng sống và bền vững của Đức Chúa Trời. 24 Vì, mọi xác thịt ví như cỏ, mọi sự vinh hiển của nó ví như hoa cỏ. Cỏ khô, hoa rụng, 25 Nhưng lời Chúa còn lại đời đời. Và lời đó là đạo Tin lành đã giảng ra cho anh em.
Sự chết, tội lỗi và sự bất lực kìm hãm sự tái sanh
Một trong những điều gây rắc rối cho sự tái sanh, là điều Chúa Jêsus phán cùng chúng ta đều phải kinh nghiệm để nhìn thấy được Nước của Đức Chúa Trời (Giăng 3:3), đó là chúng ta không kiểm soát nó. Chúng ta không quyết định cho điều gì phải xảy ra bằng một đứa bé có thể quyết định thời điểm nó muốn được sanh ra. Hay nói chính xác hơn: chúng ta không quyết định điều gì phải xảy ra cho bằng một kẻ đã chết quyết định cho mình cơ hội để sống. Lý do chúng ta cần sự tái sanh đó là chúng ta đã chết trong sự vi phạm và lầm lỗi của mình. Đó là lý do vì sao chúng ta cần sự tái sanh, và đó là lý do vì sao chúng ta không thể khiến điều đó xảy ra. Đây là lý do vì sao chúng ta nhắc đến ân điển tối cao của Đức Chúa Trời. Hoặc nói đúng hơn thì đây là lý do vì sao chúng ta yêu mến ân điển tối cao của Đức Chúa Trời.
Tình trạng của chúng ta trước khi được sự tái sanh đó là chúng ta yêu thích tội lỗi và sự tự tôn đến nỗi chúng ta không biết đến để yêu mến Đấng Christ hơn những sự đó. Nói cách khác, chúng ta nổi loạn bởi bản tánh sa ngã đâm rễ tận sâu trong lòng loài người của chúng ta đến nỗi không thể tìm thấy bên trong lòng một chỗ hèn mọn nào để có thể nhìn thấy và chiêm ngưỡng Chúa Jêsus Christ vượt trỗi hơn những sự đó. Và chúng ta phạm tội vì cớ điều nầy. Đây là sự xấu xa thực sự có trong chúng ta. Chúng ta đáng bị trừng phạt vì cớ tình trạng thuộc linh cứng cỏi và chết khô. Tấm lòng của chúng ta không hề nhìn thấy rằng chúng ta đang hằng chống nghịch với Đấng Christ đến nỗi chúng ta không thể nhìn thấy sức hấp dẫn tột cùng đến từ nơi Ngài.
Ở đâu có lửa, ở đó có sức nóng
Một sự gì đó phải tác động đến chúng ta. Chúa Jêsus phán rằng chúng ta phải sanh lại (Giăng 3:3). Đức Thánh Linh phải hành động cách mầu nhiệm bên trong lòng của chúng ta và ban cho chúng ta sự sống mới. Chúng ta đã chết và chúng ta cần phải được làm cho sống. Chúng ta cần đôi tai để nghe thấy lẽ thật là điều đem đến sự khao khát đến tột cùng, và chúng ta cần đôi mắt để nhìn thấy Đấng Christ và sự cứu rỗi của Ngài là vẻ đẹp tột cùng. Chúng ta cần có tấm lòng khao khát và mềm mại đối với Lời của Đức Chúa Trời. Nói cách ngắn gọn, chúng ta cần một sự sống mới. Chúng ta cần phải sanh lại.
Điều nầy xảy ra (như chúng ta đã nhìn thấy trong 6 sứ điệp đầu tiên của loạt bài học nầy) khi Thánh Linh của Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sự sống thuộc linh mới một cách đầy siêu nhiên bằng cách hiệp nhất chúng ta với Chúa Jêsus Christ qua đức tin. Sự sống thuộc linh mới mà chúng ta có được trong sự tái sanh không phải ở ngoài Chúa Jêsus, và cũng không tách biệt khỏi đức tin. Khi Đức Chúa Trời bởi lòng thương xót dư dật và tình yêu rất lớn của Ngài, và cũng bởi ân điển tối thượng mà Ngài chọn để khiến chúng ta được sanh lại, Ngài ban cho chúng ta sự sống mới bằng cách hiệp nhất chúng ta với Đấng Christ. "Đức Chúa Trời đã ban sự sống đời đời cho chúng ta, và sự sống ấy ở trong Con Ngài (1 Giăng 5:11). Kinh nghiệm đầu tiên của chúng ta đó là đức tin nơi Đấng Christ mà chính sự sống mới nầy mang đến. Không hề có khoảng cách nào về thời gian ở đây. Khi chúng ta được tái sanh, chúng ta tin. Và khi chúng ta tin, chúng ta biết chúng ta đã có sự sanh lại. Ở đâu có lửa, thì ở đó có hơi nóng. Ở đâu có sự tái sanh, thì ở đó có đức tin.
Chúng ta được tái sanh như thế nào?
Như vậy, chúng ta đã trả qua 6 sứ điệp với 2 câu hỏi: Sự tái sanh là gì? Tại sao chúng ta cần phải sanh lại? Bây giờ, chúng ta cùng nhau đến với câu hỏi thứ ba: Chúng ta được tái sanh như thế nào? hay Cách chúng ta được tái sanh ra sao? Ở đây, tôi đang hỏi câu hỏi bao gồm cả khía cạnh của Đức Chúa Trời và của chúng ta nữa. Đức Chúa Trời thực hiện điều nầy như thế nào? Và chúng ta thực hiện điều nầy như thế nào? Đức Chúa Trời khiến chúng ta được tái sanh như thế nào? Chúng ta có phần gì trong đó chăng?
Phần của Đức Chúa Trời trong sự tái sanh - và phần của chúng ta
Quý vị có thể đang suy nghĩ tôi sẽ nói rằng chúng ta chẳng có phần gì trong đó cả, bởi vì chúng ta hoàn toàn chết về phương diện thuộc linh. Nhưng người chết có phần trong sự sống lại của họ. Đây là một ví dụ cho thấy điều tôi muốn nói. Khi Chúa J ê sus đứng trước ngôi mộ của La-xa-rơ, là người đã chết được 4 ngày rồi, La-xa-rơ chẳng có phần trong việc đem lại sự sống mới cho ông. Ông đã chết rồi. Chúa Jêsus, không phải La-xa-rơ, đã làm nên sự sống mới đó. Trong Giăng 11:43, Chúa J ê sus phán cùng La-xa-rơ đã chết rằng: "Hỡi La-xa-rơ, hãy ra". Và câu Kinh Thánh tiếp theo chép rằng: "Người chết đi ra". Vậy, La-xa-rơ có phần trong sự sống lại nầy. Ông đi ra. Đấng Christ khiến sự đó. La-xa-rơ đi ra. Đấng Christ đem đến sự sống lại. La-xa-rơ đáp ứng với sự sống lại. Chỉ trong chốc lát Đấng Christ ra lệnh cho La-xa-rơ sống lại, La-ra-xơ vực dậy. Chỉ trong tích tắt Đức Chúa Trời ban sự sống mới, còn chúng ta thì sống cuộc sống mới đó.
Vậy thì đó là lý do tại sao tôi đặt ra 2 câu hỏi và tôi không chỉ hỏi chúng ta được tái sanh như thế nào trong một câu hỏi thôi? Hay, cách chúng ta được tái sanh ra sao? Tôi muốn nói rằng: Đức Chúa Trời làm gì trong sự tái sanh của chúng ta? Chúng ta được sanh lại đối với Đức Chúa Trời như thế nào? Và tôi cũng muốn nói: chúng ta làm gì trong sự tái sanh? Với chúng ta sanh lại là như thế nào? Và đây là câu hỏi đầu tiên mà tôi đang hỏi trong ngày hôm nay: chúng ta được sanh lại đối với Đức Chúa Trời như thế nào? Cách Ngài khiến chúng ta được tái sanh là gì?
Đức Chúa Trời khiến chúng ta sanh lại như thế nào?
Câu trả lời được cung ứng ít nhất 3 lần trong 1 Phi-e-rơ 1:3-25:
- Thứ nhứt, câu 3 nói rằng Đức Chúa Trời khiến chúng ta được tái sanh "nhờ sự Đức Chúa Jêsus Christ sống lại từ trong kẻ chết".
- Thứ hai, câu 23 nói rằng Đức Chúa Trời khiến chúng ta được tái sanh "bởi lời hằng sống và bền vững của Đức Chúa Trời". Hay, câu 15 nói rằng: Đấng gọi anh em.
- Và thứ ba, câu 18 chép rằng Đức Chúa Trời chuộc chúng ta khỏi cách sống vô ích mà tổ phụ truyền lại cho chúng ta.
Sự thừa hưởng lâu dài
Trước khi chúng ta nhìn vào chi tiết hơn, hãy để ý trước hết điều gì cho rằng cả 3 điều trên là cách mà Đức Chúa Trời khiến chúng ta được tái sanh. Trong tất cả 3 công tác đó của Đức Chúa Trời, có một điều liên quan đến sự lâu bền. Câu 3-4 chép rằng: "Ngợi khen Đức Chúa Trời, là Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, Ngài lấy lòng thương xót cả thể khiến chúng ta lại sanh, đặng chúng ta nhờ sự Đức Chúa Jêsus Christ sống lại từ trong kẻ chết mà có sự trông cậy sống, là cơ nghiệp không hư đi". Vậy, trọng tâm đó là bởi sự tái sanh, Đức Chúa Trời không chỉ cho chúng ta có được sự sống mới mà là sự sống đời đời nữa. Câu 3 nói rằng: chúng ta "có sự trông cậy sống". Như vậy, sự nhấn mạnh rơi vào sự trông cậy sống của chúng ta. Đó là sống - không bao giờ chết mất. Tức là tiếp nhận một sự thừa hưởng lâu dài. Đó là trọng tâm. Sự sống mới của chúng ta là sự tái sanh đến đời đời. Chúng ta sẽ không hề chết.
Giá trị đời đời
Sau đây, hãy để ý cũng cùng một sự nhấn mạnh như vậy trong câu 18-19: "vì biết rằng chẳng phải bởi vật hay hư nát như bạc hoặc vàng mà anh em đã được chuộc khỏi sự ăn ở không ra chi của tổ tiên truyền lại cho mình, bèn là bởi huyết báu Đấng Christ, dường như huyết của chiên con không lỗi không vít". Huyết của Đấng Christ (câu 19) là cái giá chuộc sự sống của chúng ta và chính huyết ấy được xem là quý báu hơn bạc và vàng. Và lý do bạc và vàng là những thứ kém giá trị là vì chúng ta là những thư "hay hư nát". Câu 18: "chẳng phải bởi vật hay hư nát như bạc hoặc vàng".
Vì thế một lần nữa điểm quan trọng đó là sự sống mới mà Chúa Jêsus chuộc lại bằng chính huyết của Ngài không hề khiến chúng ta quay trở lại với tình trạng bị làm nô lệ là bởi vì cái giá mà Ngài trả để chúng ta có sự sống mới (sự tái sanh) là thứ không hay hư nát. Huyết của Đấng Christ có giá trị đời đời và do đó, huyết ấy không bao giờ hư nát. Nó có giá trị đời đời. Đó là cách chúng ta được cứu chuộc. Đó là cái giá cho sự sống mới mà chúng ta nhận được trong sự tái sanh. Và Chúa Jêsus đã trả giá vì chúng ta.
Hạt giống không hay hư nát
Lần thứ ba, hãy để ý cũng cùng một sự nhấn mạnh về tính không hay hư nát trong câu 23 như sau: "anh em đã được lại sanh, chẳng phải bởi giống hay hư nát, nhưng bởi giống chẳng hư nát, là bởi lời hằng sống và bền vững của Đức Chúa Trời". Sau đó, ông trưng dẫn Ê-sai 40:6-8 trong câu 24-25 rằng: "Vì, mọi xác thịt ví như cỏ, mọi sự vinh hiển của nó ví như hoa cỏ. Cỏ khô, hoa rụng, nhưng lời Chúa còn lại đời đời. Và lời đó là đạo Tin lành đã giảng ra cho anh em". Vậy, mục tiêu cũng giống như sự sống lại trong câu 3 và sự chuộc tội trong câu 18, tức là: Hạt giống đó qua Lời của Đức Chúa Trời là không hay hư nát và do đó sự sống trong sự tái sanh và tồn tại là đời đời.
Sự sống đời đời trong sự tái sanh
Vậy bây giờ chúng ta có một cái nhìn tổng quát về những sự nhấn mạnh của sứ đồ Phi-e-rơ trong sự tái sanh. Những lời nhấn mạnh đó là chúng ta được tái sanh với một hy vọng sống. Nói cách khác, sự sống Đức Chúa Trời tạo ra trong sự tái sanh là sự sống đời đời, là sự sống không hay hư nát. Bản chất mới mà chúng ta có được trong sự tái sanh là không bao giờ hư mất. Nó còn đến đời đời. Đó là những gì sứ đồ Phi-e-rơ đang nhấn mạnh về sự tái sanh. Điều gì hiện hữu trong sự tái sanh là không bao giờ chết. Tôi nghĩ sứ đồ Phi-e-rơ đang nhấn mạnh điều nầy bởi vì nội dung bao trùm trong thư tín của ông là sự chịu khổ. Đừng cảm thấy bị đe dọa bởi những sự chịu khổ của quý vị. Thậm chí nếu họ lấy đi mạng sống của quý vị, họ cũng không thể nào lấy đi sự sống mà quý vị có được bởi sự tái sanh đâu. Nó không bao giờ hư nát.
Bây giờ, hãy nhìn vào 3 công tác nầy của Đức Chúa Trời thêm một lần nữa, với lần nầy, hãy để ý thể nào một một công tác là một cách để thúc đẩy sự tái sanh. Hãy cùng nhìn vào từng cái một rồi đặt chúng ta theo thứ tự xảy ra: 1) Đức Chúa Trời cứu chuộc chúng ta bằng chính huyết của Chúa Jêsus; 2) Đức Chúa Trời khiến Chúa Jêsus sống lại từ sự chết; 3) Đức Chúa Trời mời gọi chúng ta.
1) Đức Chúa Trời cứu chuộc chúng ta bằng chính huyết của Ngài.
Câu 18-19 chép rằng: "vì biết rằng chẳng phải bởi vật hay hư nát như bạc hoặc vàng mà anh em đã được chuộc khỏi sự ăn ở không ra chi của tổ tiên truyền lại cho mình, bèn là bởi huyết báu Đấng Christ, dường như huyết của chiên con không lỗi không vít". Điểm quan trọng là đây, nói đến sự tái sanh, tức là sự sống mời đời đời không dành cho những tội nhân bị làm nô lệ mà không được cứu chuộc. Câu Kinh Thánh nầy có ngụ ý là chúng ta đều đang ở trong sự làm nô lệ hay bị giam cầm với những hướng suy nghĩ, cảm xúc và hành động có thể tiêu phá chúng ta. Chúng ta sống dưới cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời là Đấng đã phó chúng ta vào con đường hư không nầy (Rô-ma 1:21, 24, 26, 28). Sự làm nô lệ theo đường lối hư không nầy sẽ tiêu phá chúng ta nếu chúng ta không được cứu chuộc khỏi sự đó. Đức Chúa Trời đã trả cái giá cứu chuộc bằng cách sai Đấng Christ đến gánh thay chính cơn thịnh nộ nầy của Ngài (Rô-ma 8:3; Ga-la-ti 3:13).
Đây là nền tảng chắc chắn như đá cho sự tái sanh của chúng ta. Để Đức Chúa Trời hiệp nhất chúng ta với Đấng Christ, thúc đẩy đức tin và ban cho chúng ta sự sống mới, cần phải có đối tượng nào đó, những sự kiên lịch sử cuộc đời của Chúa Jêsus Christ, Con Đức Chúa Trời. Chúa J ê sus phán trong Phúc m Mác 10:45 rằng: "Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người". Đây là lý do tại sao sự hóa thân làm người trong lịch sử xảy ra. Con người đã đến để "phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người". Đây phải là nền tảng căn bản cho sự tái sanh. Và vì sự tái sanh là món quà của sự sống đời đời, không chỉ của sự sống mới mà thôi, giá chuộc phải là đời đời - không giống như bạc hay vàng được. Huyết của Đấng Christ có giá trị vô cùng và do đó, có thể không bao giờ hư mất quyền năng cứu chuộc của nó. Sự sống được chuộc lấy là đời đời. Vì thế cách Đức Chúa Trời khiến sự tái sanh xảy ra là bằng cách trả một cái giá chuộc cho sự sống đời đời.
2) Đức Chúa Trời khiến Chúa Jêsus sống lại từ sự chết.
Sự kiện lịch sử thứ hai cần phải xảy ra cho chúng ta để có được sự tái sanh với sự sống đời đời đó là sự sống lại của Chúa Jêsus từ cõi chết. 1 Phi-e-rơ 1:3-4 chép rằng: "Ngợi khen Đức Chúa Trời, là Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, Ngài lấy lòng thương xót cả thể khiến chúng ta lại sanh, đặng chúng ta nhờ sự Đức Chúa Jêsus Christ sống lại từ trong kẻ chết mà có sự trông cậy sống, là cơ nghiệp không hư đi, không ô uế, không suy tàn, để dành trong các từng trời cho anh em". "chúng ta lại sanh,...nhờ sự Đức Chúa Jêsus Christ sống lại từ trong kẻ chết". Vậy cách thứ hai Đức Chúa Trời dùng để khiến có sự tái sanh đó là khiến Chúa Jêsus sống lại từ cõi chết.
Sự tái sanh là một sự việc xảy ra trong chúng ta khi Đức Thánh Linh khiến tấm lòng khô hạn của chúng ta và hiệp nhất chúng ta lại với Đấng Christ bằng đức tin hầu cho sự sống của Ngài trở nên sự sống cho chúng ta. Vì thế, việc Chúa J ê sus được làm cho sống lại từ sự chết là có ý nghĩa nếu chúng ta có sự sống mới trong sự hiệp nhất với Ngài. Sự tái sanh xảy ra, quý vị hãy nhớ điều nầy, trong sự hiệp nhất với Đấng Christ hóa thân làm người, không chỉ đơn giản là Con của Đức Chúa Trời về phương diện thuộc linh. Sự sống mới chúng ta có được trong sự tái sanh là sự sống của của Chúa Jêsus có liên quan đến lịch sử. Bởi đó, nếu Ngài không sống lại từ sự chết, thì chẳng có sự sống mới để ban cho. Vì thế cách thứ hai Đức Chúa Trời khiến có sự tái sanh đó là làm cho Chúa Jêsus sống lại từ cõi chết.
3) Đức Chúa Trời mời gọi chúng ta.
Bây giờ, cách thứ ba Đức Chúa Trời khiến chúng ta được tái sanh đó là Ngài mời gọi chúng ta. Câu 14-15 chép rằng: "Anh em đã nên như con cái hay vâng lời, thì chớ có làm theo sự dâm dục, là sự cai trị trong anh em ngày trước, về lúc anh em còn mê muội. Nhưng, như Đấng gọi anh em là thánh, thì anh em cũng phải thánh trong mọi cách ăn ở mình". Sứ đồ Phi-e-rơ đang cho chúng ta biết cách phải sống khác đi ngay trong hiện tại vì cớ những điều đã xảy ra với chúng ta trong quá khứ. Câu 15 chép rằng: "như Đấng gọi anh em là thánh, thì anh em cũng phải thánh trong mọi cách ăn ở mình". Hành động kêu gọi nầy là cách Đức Chúa Trời khiến chúng ta được tái sanh. Ngài chuộc chúng ta bằng huyết của Đấng Christ. Ngài làm cho Đấng Christ sống lại từ sự chết. Và Ngài mời gọi chúng ta đến với sự sống hiệp nhất với Đấng Christ.
Hiểu được những gì đã xảy ra cho chúng ta khi Đức Chúa Trời mời gọi chúng ta theo cách nầy (nếu chúng ta được tái sanh), điều nầy giúp phân biệt khỏi lời mời gọi dành cho mọi người khi Phúc m được rao giảng. Hãy nhìn vào câu 23-25 chép như sau: "anh em đã được lại sanh, chẳng phải bởi giống hay hư nát, nhưng bởi giống chẳng hư nát, là bởi lời hằng sống và bền vững của Đức Chúa Trời". Hãy để ý: hạt giống của Đức Chúa Trời đến từ Lời của Đức Chúa Trời. Câu 25 nói rằng: lời nầy của Đức Chúa Trời "là đạo Tin lành đã giảng ra cho anh em". Vậy, Phúc m được giảng ra cho tất cả mọi người. Nhưng không phải tất cả đều được tái sanh. Lời kêu gọi chung - tức là Lời của Đức Chúa Trời được rao giảng - đến với lỗ tai của hết thảy những kẻ đã chết. Không phải dành cho những kẻ sống. Tại só có người tin và sống? Tại sao có người mù được thấy và kẻ điếc được nghe?
Phúc m được giảng ra cho tất cả; Hạt giống được gieo cho một vài
Câu trả lời lại nằm trong rất nhiều khía cạnh khác nhau trong Tân Ước. Một khía cạnh là ở đây trong câu 23 chép rằng: một vài người được "lại sanh...bởi giống chẳng hay hư nát, là bởi...đạo Tin lành". Phúc m được giảng ra cho tất cả mọi người, và hat giống thiêng liêng được gieo vào lòng của một số người nào đó. Đó là một cách để diễn đạt vấn đề nầy. Cách khác đó là nói rằng vài người được gọi. Và sự kêu gọi nầy không giống như lời mời gọi chung tức là dành cho những ai tiếp nhận bằng biểu hiện bên ngoài đối với Phúc m. Đúng hơn, đó là lời kêu gọi đầy quyền năng làm rung động bên tấm lòng loài người của Đức Chúa Trời. Đó là lời kêu gọi của Chúa Jêsus trước mộ của La-xa-rơ. Ngài phán với người chết rằng: "Hỡi La-xa-rơ, hãy ra!" (Giăng 11:43). Và lời kêu gọi đó tạo nên sự phải có từ những lời đó.
Đó là điều khác biệt giữa lời kêu gọi chung bên ngoài mà hếu hết ai cũng nghe thấy khi sứ điệp Phúc m được rao giảng, và sự bề trong, là lời kêu gọi đem đến sức ảnh hưởng. Sự kêu gọi bên trong lòng là sự sáng tạo tối cao của Đức Chúa Trời, tiếng phán không ngừng. Tiếng phán đó tạo nên sự phải có. Đức Chúa Trời phán không chỉ với lỗ tai và tâm trí thôi đâu, Ngài còn phán với tấm lòng nữa. Lời mời gọi ngay trong chính tấm lòng của Ngài khiến đôi mắt mù lòa trong lòng của loài người phải mở ra, và mởi lỗ tai kẻ có tấm lòng bị điếc, và khiến Đấng Christ thực sự trở nên một thân vị đáng giá đến tột cùng. Vì thế tấm lòng ôm lấy Đấng Christ cách tự do và nóng cháy giống như chính Ngài là kho báu thực sự vậy. Đó là điều Đức Chúa Trời thực hiện khi Ngài kêu gọi chúng ta đến với Phúc m (xem thêm 1 Phi-e-rơ 2:9 và 5:10).
Nhìn xem Đấng Christ như vốn là chính Ngài
Tuy nhiên phân đoạn Kinh Thánh rõ ràng nhất về lời kêu gọi bên trong lòng đầy quyền năng siêu nhiên của Đức Chúa Trời đó là 1 Cô-rinh-tô 1:22-24 chép như sau: "Vả, đương khi người Giu-đa đòi phép lạ, người Gờ-réc tìm sự khôn ngoan, thì chúng ta giảng Đấng Christ bị đóng đinh trên cây thập tự, là sự người Giu-đa lấy làm gương xấu, dân ngoại cho là rồ dại; song le, về những người được gọi, bất luận người Giu-đa hay người Gờ-réc, thì Đấng Christ là quyền phép của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời". Tất cả mọi người đều nghe về Phúc m - người Giu-đa và người Gờ-réc. Nhưng vài người Giu-đa và người Gờ-réc kinh nghiệm một điều gì đó với Phúc m: Họ không còn nhìn thấy Đấng Christ giống như một sự ngăn trở và ngu dại nữa. Thay vì thế, bây giờ họ lại nhìn thấy Ngài là "quyền phép của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời". Điều gì đã xảy ra? "Về những người được gọi...thì Đấng Christ là quyền phép của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời". Sự kêu gọi tối cao của Đức Chúa Trời mở mắt của họ và họ đã nhìn thấy Đấng Christ vốn là sự khôn ngoan và quyền phép.
Đó là cách thứ ba Đức Chúa Trời khiến chúng ta được tái sanh. 1) Ngài làm giá cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi và cơn thịnh nộ bằng huyết của Đấng Christ và trả giá cho tội nhân để chúng ta có được sự sống đời đời. 2) Ngài khiến Chúa Jêsus sống lại từ sự chết hầu cho chúng ta được hiệp nhất với Chúa Jêsus trong sự sống đời đời chẳng bao giờ hư mất được. 3) Và Ngài kêu gọi chúng ta từ sự tối tăm đến sự sáng láng và từ sự chết đến sự sống bởi Phúc m và ban cho chúng ta đôi mắt để nhìn thấy và đôi tai để lắng nghe. Ngài khiến sự sáng vinh hiển của Đức Chúa Trời trên mặt của Đấng Christ soi sáng tấm lòng của chúng ta qua Phúc m. Và chúng ta tin. Chúng ta ôm lấy Đấng Christ vì sự vốn là quý báu ở trong Ngài.
Mọi sự là tốt lành cho những ai được tái sanh
Ôi mỗi Cơ Đốc nhân sẽ biết sự vinh hiển đã dành cho họ sao! Quý vị có biết Đức Chúa Trời đã hoàn thành điều gì cho quý vị và trong quý vị không? Quý vị được chuộc mua bằng huyết chẳng bao giờ hư nát của Đấng Christ. Quý vị được khiến sống lại với Đấng Christ từ sự chết để có được sự trông cậy sống. Quý vị được kêu gọi từ sự chết đến sự sống giống như La-xa-rơ, và quý vị đã nhìn thấy Đấng Christ như Ngài vốn là quý báu vậy. Quý vị được tái sanh. Và quý vị đã tiếp nhận Ngài và được cứu rỗi. Tuy nhiên, lần tới quý vị áp dụng Rô-ma 8:28 đối với sự khó khăn xảy đến trong đời sống của quý vị, nó sẽ mang đến sức lực mới bởi vì những gì chúng ta đã nhìn thấy: "Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định". Nếu quý vị được gọi - nếu quý vị được tái sanh - thì mọi sự đều là ích lợi cho quý vị. Mọi sự. Và nếu quý vị chưa được tái sanh, hãy lắng nghe lời mời gọi đó! Hãy lắng nghe lời mời gọi của Đức Chúa Trời trong Phúc m của Đấng Christ và tin Ngài. Nếu quý vị tiếp nhận Đấng Christ vì Ngài là Ngài, thì quý vị sẽ được cứu rỗi. A-men